4 bài tập bật mí cách làm sao để sáng tạo?

“Bí idea” là một cụm từ không còn quá xa lạ đối với mọi người trong xã hội ngày nay. Không chỉ xuất hiện phổ biến trong môi trường công sở, mà ngay cả trong học tập, cộng động học sinh, sinh viên cũng thường xuyên rơi vào trạng thái “Bí idea” mà chưa có giải pháp cải thiện hiệu quả.

Nếu bạn là người muốn cải thiện tư duy sáng tạo, thắc mắc làm sao để sáng tạo đúng cách nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu thì hãy đọc bài viết này nhé.

Bản chất của sáng tạo

Trước khi luyện tập một kỹ năng gì thì bạn cần hiểu về gốc rễ của vấn đề trước. Từ đó, bạn sẽ không bị phân tâm bởi nhiều luồng thông tin xung quanh, thay đổi con đường liên tục nhưng chẳng ra vào đâu, mà sẽ có một hướng đi đúng đắn, giúp bạn có thể đạt được mục tiêu sớm và hiệu quả nhất.

Bản chất của sự sáng tạo gói gọn trong 3 từ “mới mẻ, độc lập, hiệu quả”. 

Dù bạn có luyện tập bằng bất cứ phương pháp nào, thì cũng hãy hướng tới ít nhất 1 trong 3 tính cốt lõi của sáng tạo, hoặc không thì có thể bạn đang luyện tập kỹ năng cho một kiểu tư duy khác chứ không phải sáng tạo.

Đọc kĩ hơn: Bản chất của sáng tạo là gì?

Các phương pháp tư duy sáng tạo

1. Học tư duy phát triển

Một trong những chìa khóa thành công dẫn tới sự sáng tạo là bạn cần có tư duy phát triển.

Trong tiếng anh, tư duy mở được gọi là “Growth-mindset”. Tư duy phát triển là tư duy hoàn toàn tin rằng có thể phát triển mọi khả năng thông qua sự nỗ lực, học hỏi, rèn luyện và chăm chỉ. 

Làm sao để sáng tạo phát triển tư duy

Nó khuyến khích con người có một thái độ chủ động, tích cực với thử thách và khó khăn. (Tư duy này đã được chứng minh hoàn toàn đúng và là tiến bộ của con người trong cuốn “Tâm lý học thành công – Carol Dweck”)

Khi bạn sở hữu một tư duy phát triển tốt, sự sáng tạo cũng sẽ phát triển theo, vì bạn luôn hứng thú với những khó khăn và thử thách, coi đó là trải nghiệm cần thiết để phát triển hơn sau này. 

2. Làm quen cái mới

Bạn có thường xuyên lặp đi lặp lại những việc làm hàng ngày như đi làm 8 tiếng, ăn cơm và rồi nghỉ ngơi, thức dậy vào buổi sáng hôm sau với tâm trạng y hệt hôm trước. Việc lặp lại những công việc, quy trình của mình quá nhiều mà không có tính chất đổi mới sẽ khiến cho cuộc sống tẻ nhạt và hiệu quả sẽ không còn tốt như ban đầu. 

Làm sao để sáng tạo thử cái mới

Trong bất kỳ khía cạnh nào của cuộc sống, chúng ta cũng cần trau dồi kiến thức, thử những cái mới thì sự hiệu quả và thú vị mới được duy trì và tăng thêm.Không có một tư duy sáng tạo nào là lặp lại mãi một thứ cả.

3. Câu hỏi “What if”

Có nghĩa là “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu…?” . Đây là một giải pháp tuyệt vời nhằm khơi dậy trí tưởng tượng và khích lệ tư duy sáng tạo trong bạn. 

Ví dụ như: “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thay đổi tính năng sản phẩm?” hay “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta tiếp cận vấn đề ở một góc độ khác”

Làm sao để sáng tạo thắc mắc, tò mò liên tục

Với cách đặt câu hỏi này cho bản thân, bạn sẽ giúp cho bộ não được mở rộng suy nghĩ ra ngoài khuôn khổ, bí bách và lóe ra những ý tưởng cải tiến tuyệt vời. 

Cách đặt nghi vấn cho mọi tình huống rất hiệu quả. Đảm bảo bạn sẽ hiểu cách làm sao để sáng tạo thông qua phương pháp “what if”

4. Chấp nhận thất bại

Mới nghe chắc cũng khó chấp nhận thật đấy, nhưng chấp nhận thất bại ở đây không có nghĩa là bạn sẽ chịu thua cuộc và nằm im một chỗ chờ vận may tới và kéo bạn lên đỉnh của thành công. 

Thất bại là một phần tự nhiên có trong cuộc sống con người, đặc biệt là trong quá trình sáng tạo. Đây đồng thời cũng là một nguồn tham khảo và kinh nghiệm hiệu quả cho những ý tưởng sau. 

Sau những lần thất bại bạn sẽ hiểu rõ hơn cách làm sao để sáng tạo đúng cách.

Làm sao để sáng tạo khi chấp nhận thất bại

Khi bạn học cách chấp nhận thất bại, bạn sẽ sẵn sàng trải nghiệm những cái mới và đối mặt với thử thách. 

Bài tập rèn luyện tư duy sáng tạo

Sự thật là tư duy sáng tạo là một tư duy hoàn toàn có thể luyện tập được, có thể bạn sẽ không xuất sắc như những người đã có năng khiếu bẩm sinh, nhưng luyện tập sẽ cải thiện được rất nhiều tư duy của bạn.

Bạn không phải đăng ký một khóa học mấy triệu, lặn lội đi xa để học tư duy sáng tạo. Bạn hoàn toàn có thể tự luyện tập cho mình qua những bài tập đơn giản và thú vị sau đây:

1. Nối từ

Bạn không nghe nhầm đâu, trò “nối từ” kinh điển từ tuổi thơ mỗi người nay vẫn hot trên các văn phòng công sở. Luật chơi thì hầu như ai cũng biết: “Nghĩ 1 từ bắt đầu bằng từ cuối cùng của người nói trước đó”

Việc bạn liên tục phải nghĩ những từ có liên quan và phải ý nghĩa sẽ kích thích não bộ của bạn phải hoạt động không ngừng nghỉ. Có thể thấy, đây là lúc chúng ta sáng tạo nhất để người tiếp theo thua cuộc. Hàng loạt các cụm từ đặc sắc và “khoai sắn” được tạo ra như:

  • Đẹp đẽ
  • Nhanh nhảu
  • Tươi rói
  • Bạc bẽo
  • Bồng bềnh

Hãy bắt đầu từ những bài tập đơn giản và thú vị trước nhé, không chỉ phát triển tư duy sáng tạo mà bạn còn tăng tình cảm với người thân xung quanh.

2. Ngẫu nhiên

Tăng dần độ khó lên một chút thì bài tập này đòi hỏi chúng ta cần chọn một vật thể bất kì, sau đó hãy liệt kê hết tất cả các công dụng của sản phẩm đó tới khi bạn không thể nghĩ ra được nữa.

Từ những tính năng, công dụng sản phẩm được liệt kê, bạn sẽ có nhiều góc nhìn về một vấn đề, không chỉ còn nhìn cái cốc chỉ để uống nước, cái lược để chải đầu hay cái bút để viết. 

Làm sao để sáng tạo bằng cách ngẫu nhiên

Bạn sẽ dần phát hiện ra cách làm sao để sáng tạo trong bài tập thú vị trên.

3. Nhập vai

Trò này thì đúng với cái tên rồi đó, nhưng không hẳn là bạn sẽ đóng vai một Jack Dawson ôm người mình yêu đứng trước hiên nhà và tưởng tượng đó là mũi tàu Titanic. Bạn vẫn sẽ nhập vai nhưng ở phương diện khác đi một tý.

Hãy đặt câu hỏi “Nếu là… người đó sẽ nghĩ gì, làm gì, trong tình huống này”. Bài tập này đòi hỏi bạn cần phải hiểu những khó khăn và thử thách của nhân vật đang nghĩ tới, từ đó ứng dụng vào hoàn cảnh thật sẽ có tính hiệu quả cao hơn.

Làm sao để sáng tạo bằng cách nhập vai

Bạn không nhất thiết cứ phải là nhân vật phim thì mới liên tưởng, nhập vai, mà nhân vật ở đây có thể là bất kỳ ai trong cuộc sống của bạn như bạn bè, bố mẹ, người thân,… 

4. Tương đồng

Bài tập cuối cùng, bạn sẽ cần tìm điểm chung giữa 2 thứ mà dường như nó chẳng liên quan gì đến nhau và dùng điểm chung đó để tạo ra một giải pháp mới sáng tạo. 

Ví dụ: Bạn có thể liên tưởng đến cách một tổ ong hoạt động như thế nào và áp dụng những nguyên tắc đó vào xây dựng một tổ chức mới. 

Hay điển hình như biểu đồ Xương Cá (Ishikawa) biểu đồ thể hiện những mối quan hệ nhân quả.

Làm sao để sáng tạo bằng biểu đồ xương cá

Từ những sự vật gần gũi trong cuộc sống, bạn có thể kết hợp chúng với công việc hiện tại và tạo ra những kết quả tuyệt vời hơn.

Tổng kết:

  • Các phương pháp tăng tư duy sáng tạo: học tư duy phát triển, làm quen cái mới, sử dụng câu hỏi “What if” và học cách chấp nhận thất bại.
  • Làm sao để sáng tạo: thực hành bài tập nối từ, ngẫu nhiên, nhập vai, và tương đồng.

 

Có thể bạn quan tâm: 

Làm sao để trở thành nhà sáng tạo nội dung