Đặc điểm của ngành du lịch
-
Tính thời điểm, “mùa vụ” (seasonal): Ngành du lịch phụ thuộc nhiều vào mùa, kỳ nghỉ lễ, và các sự kiện đặc biệt. Nhu cầu du lịch thường dao động mạnh theo mùa, với những đỉnh cao và đáy sâu rõ rệt. Điều này đòi hỏi người làm marketing sự sáng tạo, đột phát trong hoạt động truyền thông lễ hội, đồng thời, phát triển các chương trình ưu đãi và chính sắc mới lạ cho mùa thấp điểm.
-
Sản phẩm “vô hình” (intangible): Du lịch là trải nghiệm dịch vụ “vô hình”, không chạm hay cầm nắm được mà chỉ có thể cảm nhận thực tế. Dịch vụ du lịch không thể lưu trữ hay trưng bày như hàng hóa thông thường, khác với các sản phẩm vật lý – mặt hàng mà người tiêu dùng có thể phần nào đánh giá trực tiếp trước khi mua. Thách thức của người làm marketing dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng là cần “hữu hình hóa” dịch vụ du lịch của mình, giúp khách hàng cảm nhận được giá trị, hình ảnh của sản phẩm để tự tin ra quyết định mua sắm.
-
Đa dạng sản phẩm và dịch vụ: Marketing du lịch cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ phong phú, từ dịch vụ lưu trú – nhà nghỉ, khách sạn; dịch vụ ăn uống đi kèm – nhà hàng, bar, pub; tới loạt dịch trải nghiệm – tour du lịch, hoạt động giải trí: lặn biển, leo núi, hay các lễ hội văn hóa sôi động…. Các dạng thức sản phẩm phong phú kéo theo việc phải tùy biến nội dung & cách thức quảng bá để sát với tâm lý, hành vi khách hàng ứng với từng loại sản phẩm.
- Phụ thuộc vào đánh giá và uy tín: Khách hàng thường dựa vào đánh giá, nhận xét từ những người đã trải nghiệm trước đó khi quyết định lựa chọn dịch vụ du lịch. Khách hàng ngày nay thường dựa vào những đánh giá và nhận xét từ những người đã trải nghiệm dịch vụ trước đó để đưa ra quyết định lựa chọn. Những phản hồi tích cực không chỉ tạo dựng lòng tin mà còn giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
- Marketing điểm đến & marketing văn hóa: Sản phẩm du lịch thường gắn liền với địa điểm và văn hóa địa phương, đòi hỏi chiến lược marketing du lịch phải phù hợp và tôn trọng các yếu tố này. Việc này đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về địa phương cũng như sự khéo léo trong việc truyền tải những giá trị độc đáo mà điểm đến mang lại. Từ phong cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, đến lễ hội và phong tục tập quán, mọi yếu tố đều phải được lồng ghép một cách tinh tế vào chiến dịch marketing.
Marketing điểm đến & marketing văn hóa
Ảnh hưởng của đặc điểm đến chiến lược Marketing trong ngành du lịch
- Seasonal Marketing (Tiếp thị theo mùa): Chiến dịch marketing du lịch cần được thiết kế và triển khai theo mùa vụ, với các chương trình khuyến mãi đặc biệt cho từng thời điểm cao điểm du lịch. Vào mùa cao điểm như mùa hè hay các kỳ nghỉ lễ, doanh nghiệp đẩy mạnh quảng bá các gói du lịch hấp dẫn, khuyến mãi và giảm giá mạnh để thu hút lượng lớn khách hàng. Ngược lại, trong mùa thấp điểm, chiến lược marketing lại chuyển hướng sang việc duy trì sự quan tâm của khách hàng bằng cách giới thiệu các điểm đến ít người biết đến hoặc thúc đẩy du lịch trong nước với các trải nghiệm độc đáo.
-
Experiential (Trải nghiệm): Thay vì chỉ nói suông, hãy biến mọi nền tảng truyền thông thành cửa sổ sống động cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ của bạn. Tung ra những hình ảnh đẹp mê hồn và video cuốn hút đến nỗi người xem không thể rời mắt. Nhưng đừng dừng lại ở đó – hãy để chính khách hàng kể câu chuyện của họ, tạo nên những lời chứng thực chân thật và đáng tin cậy nhất. Tận dụng công nghệ VR và AR để mang đến những trải nghiệm ảo cực đã.
-
Diverse Product Promotion (Khuyến mãi sản phẩm đa dạng): Chiến lược marketing du lịch cần được thiết kế phù hợp với đặc thù của từng sản phẩm, từ dịch vụ lưu trú như khách sạn và resort, đến các gói tour du lịch đa dạng và dịch vụ ẩm thực. Mỗi loại hình dịch vụ đòi hỏi cách tiếp cận riêng biệt để nổi bật những điểm mạnh và giá trị độc đáo của mình.
-
User-Generated (Do người dùng tạo): Các doanh nghiệp du lịch khuyến khích khách hàng chia sẻ hình ảnh, video, và đánh giá về trải nghiệm của họ trên các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook, TikTok và các trang đánh giá như Google maps. Những nội dung này được xem là đáng tin cậy hơn quảng cáo truyền thống vì nó đến từ trải nghiệm thực tế của người dùng cũng như gia tăng sự “hữu hình” cho dịch vụ marketing du lịch.
Tận dụng sự khác biệt trong ngành marketing du lịch
Saigontourist – Chiến lược phát triển thương hiệu và hợp tác đa phương
Chiến lược thương hiệu: Với tầm nhìn trở thành Tập đoàn du lịch – lữ hành hàng đầu Việt Nam và một thương hiệu du lịch uy tín trên toàn cầu, Saigontourist luôn hướng tới sứ mệnh mang đến những trải nghiệm độc đáo, đẳng cấp và tiện ích cho khách hàng. Sự độc đáo được thể hiện qua các tour du lịch “Hành trình di sản” và “Trải nghiệm văn hóa bản địa”, mang đến những trải nghiệm mới lạ và khác biệt cho du khách.
Mở rộng thị trường: Có những bước đi chiến lược cả trong nước và quốc tế. Ở thị trường nội địa, họ tập trung khai thác tiềm năng to lớn với nhu cầu du lịch ngày càng tăng, đạt mức tăng trưởng doanh thu nội địa 15% mỗi năm và mạng lưới chi nhánh phủ sóng 63 tỉnh thành. Trên thị trường quốc tế, Saigontourist mở rộng sang các thị trường tiềm năng như Đông Bắc Á, Đông Nam Á và châu Âu, với doanh thu du lịch quốc tế tăng trưởng 20% mỗi năm và văn phòng đại diện tại 10 quốc gia.
Hợp tác đa phương: Saigontourist đã hợp tác với các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways để cung cấp các gói du lịch trọn gói. Đồng thời, họ mở rộng mạng lưới đại lý du lịch và hợp tác với các công ty lữ hành để gia tăng khả năng phân phối sản phẩm. Sự hợp tác với các cơ quan du lịch và doanh nghiệp khác giúp marketing du lịch Saigontourist quảng bá du lịch Việt Nam và cung cấp các sản phẩm du lịch trọn gói, tiện ích cho khách hàng.
Saigontourist – hợp tác đa phương
Agoda- Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng tại Việt Nam
Chiến lược cá nhân hóa: nâng cao mức độ hài lòng và thu hút du khách Việt Nam. Một trong những chiến lược tiêu biểu mà Agoda áp dụng là phân khúc khách hàng. Công ty phân loại khách hàng dựa trên nhiều tiêu chí như sở thích du lịch, ngân sách, hành vi đặt phòng và dữ liệu nhân khẩu học. Nhờ đó, Agoda có thể cung cấp các dịch vụ và ưu đãi phù hợp với từng phân khúc, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho mỗi cá nhân.
Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI): để phân tích dữ liệu khách hàng và đưa ra các gợi ý về marketing du lịch phù hợp. Ví dụ, công ty có thể gợi ý các khách sạn gần những địa điểm du lịch mà khách hàng quan tâm, hoặc các gói du lịch trọn gói phù hợp với sở thích và ngân sách của họ. Điều này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và dễ dàng tìm thấy lựa chọn tốt nhất cho chuyến đi của mình.
Ưu đãi được cá nhân: dựa trên dữ liệu đặt phòng trước đây, sở thích du lịch và hành vi của khách hàng, Agoda gửi tới khách hàng những voucher phù hợp với khách hàng. Bằng cách này, công ty không chỉ giữ chân khách hàng hiện tại mà còn thu hút được nhiều khách hàng mới. Chiến lược này tạo ra một trải nghiệm du lịch độc đáo và đáng nhớ cho từng cá nhân, đồng thời nâng cao hiệu quả marketing du lịch và tăng doanh số cho Agoda.
Agoda – Ưu đãi được cá nhân hóa
Marketing du lịch trong thời đại số đòi hỏi sự kết hợp tinh tế giữa sáng tạo, đổi mới và khả năng thích ứng nhanh chóng. Doanh nghiệp cần linh hoạt nắm bắt xu hướng thị trường, tận dụng công nghệ tiên tiến để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, và kể những câu chuyện hấp dẫn để kết nối cảm xúc. Đây chính là con đường dẫn đến thành công bền vững và vị thế vượt trội trong ngành du lịch đầy cạnh tranh.