Làm marketing cho ngành F&B bao gồm nhiều hoạt động nhằm tăng cường sự hiện diện và nhận diện thương hiệu, thu hút và giữ chân khách hàng. Khám phá chi tiết từ A đến Z về những thông tin chi tiết về những công việc cụ thể của ngành F&B và vai trò, trách nhiệm của chuyên gia marketing F&B, đồng thời chia sẻ bí quyết giúp bạn xây dựng chiến lược marketing hiệu quả.
F&B là gì?
F&B – viết tắt của “Food and Beverage” – không chỉ đơn thuần là ngành thực phẩm và đồ uống. Đây là một lĩnh vực đa dạng và sôi động, bao gồm từ nhà hàng sang trọng đến quán cà phê ấm cúng, từ bar trendy đến khách sạn đẳng cấp. Mỗi doanh nghiệp trong ngành này đều góp phần tạo nên trải nghiệm ẩm thực độc đáo cho khách hàng.
Đặc biệt tại các thành phố lớn, F&B là nơi hội tụ tinh hoa ẩm thực của cả Việt Nam và thế giới. Bạn có thể thưởng thức một tô phở Hà Nội đậm đà vào buổi sáng, rồi tận hưởng hương vị pizza Ý authen vào buổi tối – tất cả đều trong tầm tay.
Đặc điểm kinh doanh ngành F&B:
- Sản phẩm “tươi sống”, dễ hỏng: Thực phẩm và đồ uống có thời hạn sử dụng ngắn, đòi hỏi quản lý hàng tồn kho và phân phối hiệu quả. Với thời hạn sử dụng ngắn, các doanh nghiệp F&B cần xây dựng hệ thống quản lý hàng tồn kho và phân phối hiệu quả để đảm bảo chất lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Đây là yếu tố sống còn, đòi hỏi sự đầu tư và quản lý chặt chẽ.
- Nhu cầu cao và liên tục: Ngành F&B phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người tiêu dùng, tạo ra dòng doanh thu ổn định nhưng cũng cạnh tranh khốc liệt. Để duy trì và mở rộng thị phần trong một môi trường kinh doanh năng động và thay đổi nhanh chóng là một điều chắc chắn không dễ.
- Cạnh tranh cao: Có rất nhiều doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ cùng hoạt động trong ngành này, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng, giá cả và dịch vụ.
- Trải nghiệm khách hàng quan trọng: Trải nghiệm khách hàng được tạo ra không chỉ ở chất lượng sản phẩm đồ ăn uống ngon hay không mà còn xuất phát từ quá trình tương tác, giao tiếp giữa khách hàng với doanh nghiệp, từ lúc khách hàng bước vào cửa hàng cho đến khi họ rời đi. Mỗi nhà hàng, quán cafe hay cơ sở F&B đều cần xây dựng phong cách riêng biệt, phản ánh thương hiệu và mang lại cảm giác đặc biệt cho khách hàng.
Sản phẩm “tươi sống”, dễ hỏng
Ảnh hưởng đến marketing trong ngành F&B như thế nào?
- Marketing tập trung vào trải nghiệm khách hàng: Doanh nghiệp kinh doanh F&B cần chú trọng đặc biết tới việc tạo ra trải nghiệm xuất sắc cho khách hàng từ offline đến online, từ cửa hàng đến fanpage, website. Khách hàng dễ dàng liên hệ đặt bàn, thanh toán và xuất hóa đơn. Không gian, bài trí cửa hàng hiện đại, món ăn ngon, sáng tạo & các dịch vụ tặng kèm bất ngờ, v.v. Những trải nghiệm xuất sắc như thế không chỉ xây dựng lòng trung thành mà còn giúp bạn nổi bật giữa đám đông đối thủ.
- Tạo dựng thương hiệu mạnh: Trong thị trường đông đúc, nhiều sự lựa chọn như F&B, một cái tên quen thuộc, một địa chỉ uy tín nhiều người ghé thăm, đánh giá, “rating” 5 sao sẽ giúp người tiêu dùng yên tâm, giảm bớt rủi ro và tự tin “đặt bàn” tại nhà hàng đó. Điều này chứng minh vai trò quan trọng của việc xây dựng thương hiệu trong ngành F&B.
Các doanh nghiệp F&B cần có bộ nhận diện thương hiệu bắt mắt, dễ nhớ; cần sử dụng đa dang phương thức truyền thông để tăng sự hiện diện, hiển thị thương hiệu trên nhiều nền tảng từ Google Maps, Tiktok, các trang review ăn uống, video trải nghiệm của KOCs… Tất nhiên, việc được “review” số lượng khủng cùng trải nghiệm tích cực và hình ảnh món ăn uống hấp dẫn sẽ gia tăng động lực lựa chọn cho khách hàng. Một thương hiệu mạnh như một pháo đài – vững chãi, đáng tin cậy và khó bị đánh bại.
Hiệu quả ngành F&B trên google maps
- Chương trình & phương thức khuyến mãi phong phú: Khuyến mãi, giảm giá và chương trình thân thiết là những “mồi câu” siêu hạng để thu hút và giữ chân khách hàng. Khách hàng hiện đại luôn muốn là “người tiêu dùng thông thái”, muốn thấy như mình “hời” trong những lần mua sắm. Đây là đặc điểm tâm lý mà doanh nghiệp F&B nên tận dụng & thiết kế các ý tưởng, chương trình ưu đãi mới lạ để khách hàng hứng thú tham gia sử dụng sản phẩm và trung thành khi lựa chọn ăn uống.
- Marketing đa kênh: Hành trình mua sắm của người tiêu dùng hiện đại không gói gọn trong 1 “điểm chạm” riêng lẻ (cửa hàng) mà nó trải dài trên nhiều “điểm chạm” – từ online tới offline. Cách họ ra quyết định mua sắm cũng dựa trên tổng hợp trải nghiệm và thông tin tiếp nhận được từ tất cả các “điểm chạm”, các kênh thông tin đó.
Vì vậy, việc triển khai hoạt động quảng bá, marketing trên đa dạng kênh truyền thông là điều sống còn. Từ quảng cáo online, cập nhật menu trên mạng xã hội, đánh giá review qua KOCs, Google Maps, Tiktok… đến chương trình tại cửa hàng, hãy đảm bảo thương hiệu của bạn hiện diện khéo léo ở mọi nơi khách hàng có mặt.
Social media trong F&B
Phê La – Thành công với chiến lược đa kênh và định vị thương hiệu
Nhắc đến Phê La, không ai quên được trải nghiệm tuyệt vời của quán cà phê, trà sữa với không gian ấm cúng và đồ uống tuyệt vời, tạo dấu ấn riêng trong thị trường đồ uống bằng chiến lược sản phẩm độc đáo. Phê La khéo léo biến trà Ô Long Đà Lạt thành “đặc sản” thành thị, mang hương vị núi rừng đến với khách hàng đô thị. Sự kết hợp này không chỉ tạo ra sản phẩm khác biệt mà còn xây dựng một trải nghiệm thú vị cho người tiêu dùng.
Về giá cả, Phê La đã thành công trong việc định vị ở phân khúc cao cấp mà vẫn thu hút được khách hàng. Họ khôn khéo thuyết phục người tiêu dùng về giá trị thực của sản phẩm, đồng thời áp dụng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để kích thích mua sắm. Chiến lược này giúp Phê La vừa duy trì được hình ảnh cao cấp, vừa tạo cơ hội cho nhiều đối tượng khách hàng tiếp cận sản phẩm.
Chiến lược quảng cáo đa kênh của Phê La đã tạo nên sức mạnh cộng hưởng đáng kể. Từ mạng xã hội đến điểm bán, từ influencer marketing đến tổ chức sự kiện, Phê La luôn giữ được sự nhất quán trong thông điệp thương hiệu. Đặc biệt, điểm nhấn là việc gắn kết hình ảnh Đà Lạt trong mọi hoạt động marketing đã tạo nên một bản sắc riêng biệt cho thương hiệu Phê La.
Phê La – Thành công với chiến lược đa kênh
Dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp nơi mà không chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng mà còn tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng, từ tư vấn tận tình đến giải quyết vấn đề nhanh chóng. Điều này góp phần xây dựng một cộng đồng khách hàng trung thành giúp Phê La luôn có vị trí riêng trong lòng khách hàng.
Thành công trong việc định vị thương hiệu độc đáo, kết hợp giữa sản phẩm chất lượng cao, không gian cửa hàng đặc trưng và trải nghiệm khách hàng ấn tượng. Họ không chỉ bán trà Ô Long Đà Lạt mà còn mang đến một trải nghiệm “du lịch” độc đáo, đồng thời thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và môi trường.
Marketing đóng vai trò thiết yếu trong ngành F&B, là động lực chính thúc đẩy sự thành công của doanh nghiệp. Không chỉ đơn thuần là công cụ quảng bá, marketing chính là trái tim của mọi chiến lược kinh doanh trong lĩnh vực này. Với một chiến lược marketing hiệu quả, doanh nghiệp F&B không chỉ cạnh tranh mà còn dẫn đầu trên thị trường.