Digital Marketing, không còn là khái niệm xa lạ đối với những ai đam mê kinh doanh trong thời đại công nghệ số. Sức hút mãnh liệt của lĩnh vực này khiến nhiều người tò mò và mong muốn theo đuổi. Vậy, học Digital Marketing ra làm gìngười làm Digital Marketing cần có những kỹ năng gì? Hãy cùng Kstudy khám phá ngay qua bài viết dưới đây nhé.

Học digital marketing ra trường làm gì? Xu hướng nghề nghiệp và cơ hội phát triển ngành marketing

Vì sao nhiều bạn trẻ chọn học Digital Marketing?

Với ngành nghề này môi trường làm việc năng động rất phù hợp với các bạn trẻ đam mê với kinh doanh và muốn phát triển bản thân và digital marketing hiện nay có tính ứng dụng cao khi mà nền tảng công nghệ số ngày cảng phát triển một cách nhanh chóng.

Làm Digital Marketing có thể hiểu các khác là làm trong môi trường công nghệ số với đối tượng tiếp cận chủ yếu là kỹ thuật số, thông qua nền tảng công nghệ và cá trang mạng xã hội như: Facebook, Youtube, Google, Mail. Với các nền tảng này giúp cho doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro, tiết kiệm được chi phí mà vẫn đạt được hiệu quả cao trong việc quảng cáo đưa sản phẩm, thương hiệu đến với người tiêu dùng.

Học Digital Marketing ra làm gì?

Sự bùng nổ của thị trường thương mại điện tử kéo theo sự phát triển của rất nhiều ngành nghề mới, đặc biệt đối với lĩnh vực Marketing, sự phát triển này đã khiến những nghề như chạy quảng cáo, làm content hay influencer có dịp được nở rộ. Dưới đây là những nghề có triển vọng và nhiều cơ hội phát triển nếu bạn theo học ngành digital marketing.

Chuyên viên SEO (SEO specialist)

Chuyên viên seo

Để trở thành Chuyên viên SEO cần có hiểu biết về digital marketing, cách thức hoạt động của công cụ tìm kiếm; kỹ năng về nghiên cứu từ khóa, tối ưu hóa on-off page … nhằm giúp website đạt thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm của các công cụ Google, Bing, Yahoo,…

Chuyên viên SEO có mức lương dao động từ 10 – 15 triệu đồng/tháng, tùy vào kinh nghiệm và năng lực. Ngoài ra freelancer SEO cũng là một nghề hot với nguồn thu nhập không giới hạn, tùy vào số lượng dự án bạn tham gia.

Các công việc chính:

  • Phân tích và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, hành vi khách hàng.
  • Xây dựng chiến lược từ khóa phù hợp cho website.
  • Tối ưu hóa nội dung website (on-page) và xây dựng backlink (off-page).
  • Theo dõi và đo lường hiệu quả chiến lược SEO.
  • Báo cáo kết quả và đề xuất giải pháp cải thiện.

Đối tượng phù hợp: Có khả năng phân tích và tổng hợp dữ liệu.

Chuyên viên Digital Marketing

Chuyên viên digital marketing

Chịu trách nhiệm lên kế hoạch, thực thi và tối ưu hóa các hoạt động digital marketing từ mạng xã hội, website, SEO, PR Online, Google AdWords,…

Để trở thành Chuyên viên Digital Marketing cần có nền tảng chuyên sâu về digital marketing: SEO, SEM, Social Media Marketing … tư duy sáng tạo và khả năng lên chiến lược.

Mức lương trung bình: Mức lương Chuyên viên Digital Marketing tại Việt Nam dao động trong khoảng 12 triệu – 35 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

Tham khảo: Mức lương ngành Digital Marketing 2024

Các công việc chính:

  • Lên chiến lược, kế hoạch Marketing: Xác định mục tiêu, phân tích thị trường, đề xuất giải pháp marketing phù hợp, quản lý ngân sách cho các chiến dịch quảng cáo
  • Triển khai: Thực hiện các chiến dịch SEO, SEM, Social Media, Email Marketing, SMS Marketing, Affiliate Marketing…
  • Quản lý: Theo dõi hiệu quả, tối ưu hóa chi phí, điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.

Đối tượng phù hợp: Phân tích dữ liệu tốt, kiến thức và kỹ năng fullstack, linh hoạt, đa nhiệm trong công việc.

Chuyên viên nghiên cứu thị trường

Chuyên viên nghiên cứu thị trường

Là người chịu trách nhiệm thu thập, phân tích dữ liệu về thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh để giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt. Yêu cầu cần có kiến thức về kinh tế, kinh doanh và marketing; nắm vững các phần mềm, công cụ thống kê: SPSS, Excel, Google Analytics…

Công việc chính:

  • Tìm kiếm, xác định thị trường mục tiêu.
  • Tìm hiểu, nghiên cứu về nỗi đau, mong muốn của khách hàng.
  • Phân tích, dự đoán mức độ tiềm năng và dung lượng thị trường
  • Theo dõi và đánh giá hiệu quả.

Phù hợp với: Người có kỹ năng về thống kê và phân tích dữ liệu.

Chuyên viên Content Marketing

Chuyên viên content marketing

Sáng tạo và phân phối nội dung có giá trị cho đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp. Nội dung này có thể ở nhiều dạng thức khác nhau như: bài viết blog, bài đăng trên mạng xã hội, video, infographic, …

Để trở thành Nhân viên Content Marketing cần có tư duy sáng tạo, kiến thức nền tảng về marketing, phân tích dữ liệu,…

Các công việc chính:

  • Nghiên cứu đối thủ, khách hàng, thị trường
  • Lên kế hoạch nội dung đa kênh
  • Sáng tạo và phân phối nội dung đa nền tảng
  • Theo dõi và đo lường hiệu quả

Đối tượng phù hợp: Có khả năng sáng tạo và đam mê viết lách.

Chuyên viên thương mại điện tử (E-Commerce Executive)

Chuyên viên thương mại điện tử

Chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh online của doanh nghiệp trên kênh thương mại điện tử: Website bán hàng, sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki …; mạng xã hội (Facebook, Instagram…)

Để trở thành Chuyên viên thương mại điện tử cần có kiến thức về digital marketing, thương mại điện tử; kỹ năng sử dụng các công cụ quản lý website, cửa hàng pnline, công cụ phân tích dữ liệu …

Các công việc chính:

  • Quản lý, vận hành cửa hàng trên sàn thương mại
  • Xây dựng, triển khai các chính sách bán hàng độc đáo nhằm thu hút khách hàng
  • Theo dõi, đánh giá lượng truy cập tiềm năng

Đối tượng phù hợp: Có kỹ năng sáng tạo và phân tích dữ liệu.

Chuyên viên chạy quảng cáo (MKT-tech/ads-tech)

Chuyên viên chạy quảng cáo

Chuyên viên chạy quảng cáo có nhiệm vụ thực hiện tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo trực tuyến cho doanh nghiệp trên các nền tảng như Google Ads, Facebook Ads, Instagram Ads … để hiển thị quảng cáo đến đúng đối tượng mục tiêu vào đúng thời điểm.

Để trở thành Chuyên viên chạy quảng cáo cần có kiến thức về digital marketing, thấu hiểu hành vi khách hàng trên nhiều nền tảng quảng cáo Google Ads, Facebook Ads …

Các công việc chính:

  • Nghiên cứu thị trường và đối tượng mục tiêu
  • Lập kế hoạch và chiến lược quảng cáo đa nền tảng
  • Cân bằng, tối ưu chi phí cho các chiến dịch quảng cáo
  • Theo dõi và đo lường hiệu quả

Đối tượng phù hợp: Có kỹ năng sáng tạo và phân tích dữ liệu.

Giảng viên Digital Marketing

Giảng viên digital marketing

Người có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực Digital Marketing và truyền đạt kiến thức cho người học. Thường là những người có kinh nghiệm thực tế trong ngành, đã từng làm việc trong các công ty, agency hoặc tự làm chủ.

Để trở thành Giảng viên Digital Marketing cần có kiến thức chuyên sâu về digital marketing: SEO, SEM, Social Media Marketing … cùng kinh nghiệm thực tế trong ngành.

Các công việc chính:

  • Lên kế hoạch giảng dạy khóa học
  • Đánh giá và chấm điểm bài tập
  • Hướng dẫn sinh viên thực hiện các dự án thực tế
  • Nghiên cứu và cập nhật kiến về Digital Marketing

Đối tượng phù hợp: Có kiến thức sâu rộng, khả năng truyền đạt tốt.

Tựu chung lại, với ngành digital marketing mọi người có thể lựa chọn nhiều công việc khác nhau. Như vị trí chuyên viên phân tích dữ liệu website, chuyên viên chạy quảng cáo facebook, google analytics… Báo cáo hiệu quả của các thủ thuật SEO áp dụng cho website, thiết kế và thực hiện hệ thống hoá thông tin và giao diện website, tìm kiếm, khách hàng qua internet, thực hiện kế hoạch marketing và quảng bá sản phẩm qua internet, thực hiện và quản lý kênh tiếp thị, truyền thông qua email, các bản tin điện tử,…

Tùy thuộc vào khả năng và sở thích, mọi người có thể bắt đầu từ vị trí đơn giản nhất. Sau đó rèn luyện thêm kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm cho những vị trí cao và phức tạp hơn.

Influencers

Influencer

Là người nổi tiếng, chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó (thời trang, ẩm thực …), hoặc đơn giản là những người có số lượng người theo dõi cao trên mạng xã hội có khả năng tác động đến suy nghĩ, hành vi và quyết định mua hàng của một nhóm đối tượng nhất định. Một Inluencer phải biết những kiến thức chuyên môn cơ bản về một lĩnh vực nhất định; có kiến thức digital marketing, nắm bắt các thuật toán mạng xã hội Facebook, Tiktok…

Công việc chính:

  • Xây dựng thương hiệu.
  • Tạo dựng nội dung.
  • Tương tác với người theo dõi.
  • Hợp tác với các thương hiệu.
  • Tham gia các sự kiện.

Phù hợp với: Người có kỹ năng giao tiếp tốt và tư duy sáng tạo, đam mê và am hiểu về một lĩnh vực nhất định.

Khởi nghiệp kinh doanh – Marketing

Là người: Sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực Marketing, có vai trò xác định tầm nhìn, chiến lược và định hướng phát triển doanh nghiệp, chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động Marketing.

Cần có: Kiến thức chuyên sâu về thị trường kinh doanh – marketing, tư duy sáng tạo, phân tích dữ liệu…

Công việc chính:

  • Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu.
  • Nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh.
  • Phát triển chiến lược Marketing.
  • Quản lý ngân sách Marketing.
  • Quản lý nhân sự Marketing.

Phù hợp với: Người có kiến thức chuyên sâu, khả năng quản lý, kỹ năng lãnh đạo, giải quyết vấn đề.

Học digital marketing ở đâu? 

Các trường đào tạo marketing như: FPT, RMIT, Kinh Tế Quốc Dân, Thương Mại… Hay đối với những người đã đi làm muốn tìm hiểu về digital marketing hay muốn bổ sung thêm kiến thức cho mình thì có thể tham gia các khóa học đào tạo ngắn hạn. Đặc biệt các khóa học này là thời gian học ngắn, phù hợp với người đi làm. Mọi người sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản áp dụng ngay vào công việc.

Có nhiều lựa chọn để học digital marketing, từ các cơ sở giáo dục truyền thống như đại học, cao đẳng, cho đến các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp. Mỗi phương thức học có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với nhu cầu và điều kiện của từng cá nhân.

1. Học Đại học/Cao đẳng:

Đa số các trường đại học và cao đẳng hiện nay đều cung cấp các chương trình học về digital marketing trong ngành Marketing hoặc Công nghệ thông tin. Việc học ở các trường này mang lại kiến thức nền tảng rộng và được xây dựng trên cơ sở lý thuyết vững chắc.

Tuy nhiên học Đại học/Cao đẳng có thể đòi hỏi một khoản đầu tư lớn về thời gian và tiền bạc, đặc biệt là đối với những người không thể cam kết với việc học toàn thời gian, ngoài ra thời gian đào tạo kéo dài khiến một số kiến thức có thể trở nên lỗi thời nhanh chóng trong môi trường kinh doanh động. Các chương trình học truyền thống thường tập trung nhiều vào lý thuyết hơn là thực hành, điều này có thể làm cho sinh viên cảm thấy thiếu kinh nghiệm thực tế khi ra làm việc.

2. Học ở trung tâm đào tạo chuyên nghiệp:

Các trung tâm đào tạo chuyên nghiệp thường cung cấp các khóa học ngắn hạn hoặc chương trình đào tạo chuyên sâu về digital marketing. Nhược điểm của phương pháp này có thể là chi phí cao hơn so với học ở các trường đại học hoặc cao đẳng, nhưng lại mang lại sự tập trung cao độ và các kiến thức thực tế hơn.

3. Học trực tuyến:

Các khóa học trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến, cho phép học viên tiếp cận kiến thức một cách linh hoạt và thuận tiện. Các nền tảng như Coursera, Udemy, hay LinkedIn Learning cung cấp các khóa học về digital marketing từ cơ bản đến nâng cao.

Dù lựa chọn học ở đâu, quan trọng nhất là phải đảm bảo rằng chương trình đào tạo cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành digital marketing.

Học viện kstudy

Hiểu được những lo ngại của người học, Kstudy đã thiết kế khung chương trình học digital marketing phù hợp với đối tượng muốn học cấp tốc, đúng trọng tâm và tốt nghiệp là có thể đi làm ngay:

  1. Học nhanh và hiệu quả: Kstudy cung cấp các khóa học ngắn hạn và tập trung vào kiến thức cần thiết nhất cho việc làm ngay trong thị trường digital marketing. Học viên có thể học nhanh chóng mà không cần phải đầu tư quá nhiều thời gian.
  2. Thực hành ngay tại lớp học: Kstudy không chỉ cung cấp kiến thức mà còn hướng dẫn học viên về cách áp dụng kiến thức vào thực tế công việc và phát triển sự nghiệp trong ngành digital marketing.

Ngoài ra, một điểm mạnh của Kstudy là cam kết giới thiệu việc làm sau khi hoàn thành khóa học. Kstudy có mối liên kết mạnh mẽ với các doanh nghiệp và tổ chức trong và ngoài nước, giúp học viên dễ dàng tiếp cận với cơ hội việc làm trong ngành digital marketing.

Tham khảo khóa học của Kstudy tại:

Tổng kết

Khi mọi người đã nắm rõ học digital marketing ra làm gì, Kstudy hy vọng mọi người có định hướng rõ ràng trong quyết định theo nghề này. Những mô tả công việc ở trên đã cho thấy Digital Marketing rất rộng lớn với nhiều lĩnh vực. Để có bước khởi đầu tốt hơn, mọi người nên lựa chọn cho mình lĩnh vực phù hợp và cùng với đó là việc học hỏi không ngừng từng ngày.

Xem thêm:

Tương tác với Kstudy
Hãy liên hệ với Kstudy tại đây bạn nhé!
Gọi điện