Design thinking là gì? Ứng dụng của Design thinking

Trong bối cảnh thị trường hiện nay doanh nghiệp nào càng đưa ra được nhiều sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì càng dễ cạnh tranh và phát triển. Tuy nhiên quá trình ra sản phẩm mới của mỗi doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn nếu tư duy sáng tạo ra ý tưởng sản phẩm mới vẫn theo một lối mòn, đánh giá nhu cầu của khách hàng theo dự đoán, cảm tính. Dẫn đến sản phẩm ra mắt không được hiệu quả. Để giải quyết vấn đề này thì có một phương pháp mà các doanh nghiệp lớn như Google, Apple, Nike, Facebook,…áp dụng để phát triển lãnh đạo cho nhân sự. Đó chính là phương pháp Design thinking. Vậy phương pháp Design thinking là gì? Hãy cùng Học Viện Kstudy tìm hiểu từ A-Z về Design thinking.

Design thinking là gì?

Design thinking hay còn gọi là tư duy thiết kế nó là mô hình được tạo ra nhằm giúp con người giải quyết vấn đề  tư duy hình ảnh để hữu hình hóa giải pháp. Cho dù nó là vấn đề đơn giản hay phức tạp thì nó luôn được con người rà soát, nghiên cứu tư duy để đưa ra giải pháp đột phá tối ưu nhất. Đặc biệt phương pháp này được ứng dụng để giải quyết các vấn đề trừu tượng hay khó dự tính trong tương lai. Với cách giải quyết theo từng bức tư duy qua hình ảnh và phương thức kiểm tra giúp cho vấn đề được giải quyết hiệu quả. Với phương pháp này các nhà lãnh đạo có thể nghiên cứu thiết kế ra phương pháp cụ thể và khả thi để giải quyết vấn đề khó khăn của doanh nghiệp.

Design thinking là gì?

Ứng dụng của Design Thinking được áp dụng rất phổ biến và hiệu quả như ứng dụng trong kinh doanh, giáo dục và ứng dụng trong khóa học máy tính.

5 bước của Design thinking

Phương pháp Design Thinking gồm có 5 bước: Empathize( Đồng cảm) – Define problem ( Xác định vấn đề) – Ideate (Tìm ý tưởng) – Prototype ( Thiết kế hữu hình hóa ý tưởng) – Test ( Kiểm tra).

5 bước của design thinking

Empathize( Đồng cảm)

Đồng cảm trong Design Thinking là gì?Phương pháp Design Thinking tìm kiếm giải pháp từ tư duy cảm nhận trực tiếp của người sử dụng sản phẩm. Việc lưu ý sự đồng cảm mong muốn của khách hàng, người dùng, khách hàng để tạo cơ sở cho thiết kế sáng tạo.

Empathize( đồng cảm)

Là một nhà lãnh đạo đòi hỏi bạn phải có hiểu rõ ngành của mình, nghiên cứu quan sát, trải nghiệm thực tế vấn đề của khách hàng để có thể cảm nhận một cách sâu sắc. Người lãnh đạo phải đặt vị trí của mình vào vị trí của khách hàng để có cảm nhận sâu sắc về nhu cầu của khách hàng.

Define problem ( Xác định vấn đề)

Ngay sau khi đồng cảm với khách hàng thì bạn cần xác định rằng khách hàng đang  mong muốn gì và từ đó xác định vấn đề cần giải quyết ở mình là gì. Sau khi đã thu thập được dữ liệu, thông tin ở bước đồng cảm thì tiến hành phân tích, xác định trọng tâm của vấn đề. Design Thinking đòi hỏi bạn phải có sự phân tích, đánh giá chính xác vấn đề cốt lõi của vấn đề; để có thể đưa  ra được giải pháp hiệu quả.

Ví dụ về Design Thinking

Ví dụ như thay vì chúng ta xác định theo cảm nhận, lợi ích từ phía doanh nghiệp như:” Tăng 10% thị phần sản phẩm sữa phát triển não bộ cho bé đối với phân khúc là các mẹ”. Thì ứng dụng của Design thinking là bạn cần đặt lợi ích từ phía khách hàng. Và định nghĩa vấn đề cua doanh nghiệp đang cần giải quyết đó là:” Với độ tuổi đang phát triển của trẻ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để trẻ có phát triển não bộ một cách toàn diện nhất.”

Idea (Tìm ý tưởng)

Với nền tảng  thu thập dữ liệu và phân tích vấn đề cốt lõi của bước Đồng cảm và Xác định vấn đề thì ở bước này chắc chắn bạn phải sẵn sàng chuẩn bị cho mình một tư suy sáng tạo ý tưởng. Quá trình này được đặc trưng bởi sự luân phiên của tư duy phân kỳ và hội tụ , điển hình của quá trình tư duy thiết kế.

Idea (tìm ý tưởng)

Có rất nhiều phương pháp tư duy bổ trợ như Brainstorm, Brainwrite, Worst Possible Idea, SCAMPER.

Để đạt được tư duy khác biệt, bước này bạn nên có đa dạng người tham gia, nó sẽ giúp bạn có nhiều ý tưởng sáng tạo. Trong đó nhóm phải chuyển các ý tưởng thành những hiểu biết sâu sắc có thể dẫn đến giải pháp hoặc cơ hội thay đổi. Đây có thể là tầm nhìn về các dịch vụ sản phẩm mới hoặc lựa chọn trong số các cách khác nhau để tạo ra trải nghiệm mới.

Prototype ( Thiết kế hữu hình hóa ý tưởng)

Ngay sau có ý tưởng thì chắc chắn là đưa ý tưởng đó thành thực tế; biến nó thành một  sản phẩm, dịch vụ cụ thể hoặc thử nghiệm. Từ đó có thể nghiên cứu phân tích tìm ra các vấn đề đã đặt ra ở các bước trước. Qua quá trình nghiên cứu thì sẽ chọn lọc và loại bỏ những sản phẩm, dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Và không ngừng cải tiến sản phẩm để phục vụ khách hàng tốt hơn.

Test ( Kiểm tra)

Đây là bước cuối cùng của phương pháp Design Thinking, nhưng có lẽ nó được áp dụng liên tục cho cả quá trình, để hiểu rõ được vấn đề mình đang gặp phải thì cần có thử nghiệm, kiểm tra rồi đưa ra kết quả. Các phản hồi của khách hàng là một yếu tố quan trọng  góp phần cho quá trình phát triển của doanh nghiệp.

Nhưng điều quan trọng là doanh nghiệp vẫn phải bám vào thực tế của vấn đề để có thể đưa ra giải pháp khả thi nhất cho doanh nghiệp của mình.

Design thinking không những giúp cho tư suy sáng tạo đưa ra giải pháp đột phá mà còn giúp đẩy nhanh quy trình tung sản phẩm nói riêng và giải quyết vấn đề của doanh nghiệp nói chung.

Một số sách về Design Thinking tham khảo như Business Thinking for Designers, Design Thinking Handbook , Design Leadership Handbook,…

Tìm hiểu Design thinking là gì trong Marketing

Đối với Marketing thì các chiến lược định vị thương hiệu, ra mắt sản phẩm mới, truyền thông,.. thì chúng ta cần hiểu rõ vấn đề của mình cần được giải quyết và khách hàng của chúng ta là ai? Thì sau đó mới có thể lên kế hoạch phát triển và đưa vào triển khai.

Tìm hiểu design thinking trong marketing
tìm hiểu design thinking trong marketing

Việc của Marketing là tìm ra nhu cầu, mong muốn của khách hàng và nghiên cứu; phân tích vấn đề đưa ra giải pháp tối ưu để đáp ứng được nhu cầu đó của khách hàng. Chính vì đó Phương pháp Design thinking được áp dụng vào Marketing rất hiêu quả.

Lợi ích khi ứng dụng Design Thinking vào Marketing là:

  • Hiểu được nhu cầu, mong muốn của khách hàng và thị trường.
  • Nghiên cứu, phân tích và xác định được vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp cần giải quyết.
  • Giúp xác định nhóm khách hàng và đâu là nhóm khách hàng tiềm năng nhất để có chiến lược Marketing hiệu quả đúng và trúng mà không tốn nhiều chi phí.
  • Tư duy để chủ doanh nghiệp và đội ngũ marketing có khả năng tự đi khảo sát thị trường, quan sát, cảm nhận các nhóm khách hàng & tự tay làm phân khúc thị trường một cách thủ công, ít tốn kém nhất mà lại hiệu quả nhất.
  • Giúp bóc tách, chia nhỏ vấn đề để có khả năng tư duy mạnh về cách làm giải quyết vấn đề

Lời kết:

Qua tìm hiểu Design Thinking là gì? Và quy trình các bước thực hiện và ứng dụng Design Thinking giúp cho quá trình giải quyết vấn đề của doanh nghiệp được giải quyết một cách hiệu quả hơn. Design Thinking là một quá trình lặp đi lặp lại đối với một doanh nghiệp, nhưng phương pháp sẽ thay đổi theo từng ngày. Bởi thế bạn cần có cái nhìn và cảm nhận thực tế để đảm bảo khả thi với khách hàng và không ngừng cải tiến doanh nghiệp của mình.

Đọc thêm:

Business Canvas Model – Giải pháp kinh doanh hiệu quả cho Startup

Kiến thức Digital Marketing

Theo dõi Fanpage: Học Viện Kstudy