Bố cục trong thiết kế poster hay banner,… đóng vai trò rất quan trọng, đó là sắp xếp các chi tiết trên một trang thường đề cập đến vị trí cụ thể của hình ảnh, văn bản và bao gồm một số chi tiết khác.

Vì thế mà cách bố trí trong thiết kế rất quan trọng, nếu bố cục không đặt phù hợp hay không chính xác thì nội dung mà bạn muốn truyền tải đến cho khách hàng sẽ bị lệch lạc hoặc khó hiểu, gây phí thời gian và tốn chi phí quảng cáo. Vậy hãy cùng Kstudy tìm hiểu về bố cục trong thiết kế poster chuẩn cho dân thiết kế nhé!

Bố cục poster là gì?

Hiểu một cách đơn giản, bố cục là một phần của thiết kế mà trong đó, tất cả các yếu tố riêng biệt được kết hợp với nhau để tạo thành một tổng thể có sự gắn kết chặt chẽ. Nếu bạn là một designer hoặc mong muốn trở thành một designer, hãy cùng Kstudy tìm hiểu thêm về bố cục trong thiết kế poster nhé!

Bo-cuc-trong-thiet-ke-poster

Bố cục trong thiết kế poster chuẩn cho dân thiết kế

Tìm trọng tâm và dẫn dắt ánh nhìn

Một yếu tố quan trọng đầu tiên của bố cục, đó là tìm ra một điểm nhấn cho thiết kế của mình. Điều đó sẽ thu hút ánh mắt của người xem một cách tự nhiên vào những phần quan trọng trong thiết kế của bạn, cuốn hút mọi ánh nhìn của người xem theo sự dẫn dắt của người thiết kế.

Dẫn dắt ánh nhìn là việc bạn khiến người xem tập trung vào một cái gì đó trong tác phẩm của bạn. Để làm được việc đó hãy cân nhắc đến:

  • Hình ảnh chủ đạo là yếu tố then chốt: Hình ảnh chủ đạo ở đây có thể là một bức ảnh, hình minh họa hoặc đơn giản là một đoạn văn bản. Nếu bạn chọn bức ảnh hoặc hình minh họa làm tiêu điểm thì hãy ưu tiên sự cận cảnh và sắc nét. Nếu bạn chọn một đoạn text thì hãy cố gắng sử dụng một phông chữ mới lạ, hấp dẫn và khác biệt với văn bản thường.

Bố cục trong thiết kế poster

  • Phân cấp thông tin: Hãy phân cấp các nội dung bạn sẽ đưa lên Poster. Nội dung bạn muốn người xem đọc nó đầu tiên – là thông tin chính. Các nội dung tiếp theo sẽ mang tính bổ trợ. Thông tin chính thường có kích cỡ lớn hơn, phông chữ lạ hơn, màu sắc khác biệt so với các đoạn thông tin phụ.
  • Bố cục 1/3: Là một quy tắc kinh điển để dẫn dắt ánh nhìn của người xem. Điều căn bản là khi bạn muốn làm nổi bật hoặc nhấn mạnh một vật thể trong tác phẩm của mình, hãy đặt chúng vào vị trí trùng với một đường kẻ ảo hoặc vào vị trí điểm giao của các đường phân chia.
Bố cuc 1/3 trong poster
Khuôn mặt zoe saldana, jake sully hay brad pitt đều rơi vào điểm giao đường kẻ.

Cân bằng hóa các yếu tố trong thiết kế

Cân bằng là một yêu cầu quan trọng đối với một thiết kế, để tạo ra sự cân bằng trong thiết kế lại là một điều không dễ. Cân bằng có 2 loại: cân bằng đối xứng và cân bằng không đối xứng.

  • Cân bằng đối xứng: là việc phản chiếu một vài yếu tố thiết kế từ trái sang phải hoặc từ trên xuống dưới. Bạn có thể tạo ra sự cân bằng mạnh mẽ, rõ nét trong thiết kế của mình với cách này.

Ví dụ về cân bằng đối xứng trong bố cục poster

  • Cân bằng không đối xứng: Khác với Cân bằng đối xứng, việc nhận diện cũng như kiểm soát Cân bằng bất đối xứng khó hơn rất nhiều. Ví dụ như khi ta xếp một yếu tố có trọng lượng ảnh (visual weight) lớn ở phía bên này bản thiết kế, thì phía còn lại sẽ dùng các yếu tố có trọng lượng ảnh nhỏ hơn để cân bằng. Hoặc bạn cũng có thể coi bản thiết kế như chiếc bập bênh trong câu chuyện bên trên, hai cán cân của nó sẽ cân bằng nếu khoảng cách của vật có trọng lượng nhỏ lớn hơn vật có trọng lượng to.

Ví dụ về cân bằng bất đối xứng trong bố cục poster

Tăng hoặc giảm độ tương phản

Độ tương phản là một công cụ rất hữu ích để làm nổi bật hoặc làm giảm mờ đi một số chi tiết trong thiết kế. Khi nâng hệ số tương phản hoặc sử dụng tính năng tương phản màu sắc ở mức độ cao, bạn có thể làm nổi bật một yếu tố nào đó và thu hút sự chú ý của người xem. Tương tự giảm độ tương phản thì một số chi tiết trở nên mờ nhạt để làm nền cho điểm nhấn trở nên nổi bật.

Tương phản trong cân bằng bố cục

Những khoảng trắng của bố cục trong thiết kế poster

Không gian màu trắng khi sử dụng một cách có chiến lược sẽ giúp làm tăng độ rõ nét của thiết kế. Nhìn một cách tổng thể, bằng cách cân bằng giữa những phần phức tạp và những khoảng không gian trắng trong thiết kế sẽ giúp thiết kế của bạn nổi bật hơn.

Bo cuc trong thiet ke poster 4 e1607085365569

Như ở trên, không gian màu trắng không phải là không gian trống rỗng, nó đang phục vụ mục đích riêng. Vì thế hãy đừng điền vào bất kỳ khoảng trắng nào trong thiết kế.

Tỷ lệ vàng của bố cục trong thiết kế poster

Mặc dù, không có một phương pháp thiết kế nào là phù hợp với tất cả mọi người. Nhưng có một phương pháp toán học cụ thể  giúp bạn tiến gần hơn một bước đến việc tạo ra ấn phẩm thiết kế tuyệt vời mọi lúc mọi nơi: TỶ LỆ VÀNG.

Tỷ lệ vàng (tên tiếng Anh là Golden Ratio, Golden section): là con số xấp xỉ bằng 1.618 – một số tự nhiên có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi từ các thiết kế cổ đến hình dạng vỏ sò.

Xem thêm: 6 Nguyên tắc thiết kế UX/UI bất cứ designer nào cũng cần biết

Một vài ứng dụng của tỷ lệ vàng trong thiết kế:

  • Xác định kích thước font chữ tiêu đề và nội dung: Giả sử bản sao nội dung của bạn là 12px, nếu bạn phân vân tiêu đề cỡ bao nhiêu sẽ phù hợp thì với con số 1.618 – sẽ cho bạn biết tiêu đề cụ thể cần là 19 hoặc 20.

Tỷ lệ vàng trong thiết kế

  • Xác định vị trí đặt các chủ thể chính: Bạn có nhớ quy tắc 1/3 được giới thiệu bên trên, đây cũng là một quy tắc tuân theo tỷ lệ vàng. Xong quy tắc này không chỉ áp dụng với đường thẳng, mà còn có thể ứng dụng với cả hình xoắn ốc, đường chéo, …

Bo cuc trong thiet ke poster 5 e1607085302912

Tổng kết

Phía trên Kstudy cũng đã chia sẻ về bố cục trong thiết kế poster giúp cho mọi người thiết kế một cách chỉnh chu hơn và cới một bố cục như thế này mọi người có thể áp dụng được trong công việc hay đi làm rất tốt và ngoài ra, mọi người có thể tùy ý sáng tạo để thể hiện ý tưởng của mình về bố cục trong thiết kế poster.

Xem thêm:

  1. Cách thiết kế poster đẹp, hiệu quả
  2. Sử dụng màu sắc trong thiết kế poster
  3. F-pattern vs Z-pattern: Bố cục nào nâng cao trải nghiệm người dùng?

Fanpage: Học viện Kstudy