Bỏ qua emotion là bài nói chuyện có cực đoan hay không, với trải nghiệm bản thân tôi rất ngấm những lời anh Đinh Đức Hoàng chia sẻ. Gần đây tôi cũng từng suy nghĩ về điều này nhưng không gọi được tên nó thành thuật ngữ “trọc phú kiến thức” như tác giả. Với tôi “trọc phú” là những người trình độ hay ý thức không tiến hoá kịp với độ giàu của họ, khiến cho họ luôn sốt sắng thể hiện bằng những thứ họ cho là sang nhưng bằng cách không sang cho lắm. Mọi người thì đang giãy nảy lên vì nhiều lý do, nhưng trên FB của tôi thấy đa số bạn bè tranh cãi ở quan điểm “tri thức nguyên bản”.

Thời trẻ trâu, cậy có internet sớm hơn chút so với số đông bạn bè ở quê, lại cũng có chút năng khiếu 1 số mặt, tôi tiếp cận được nhiều thứ mới mẻ và cũng thỉnh thoảng đem nó ra thể hiện sao cho càng nguy hiểm càng tốt, tất nhiên nhiều lúc tôi cũng chẳng thực sự hiểu cái mình đang nói. Sau này đọc “Mật mã Tây Tạng” mới hiểu ra: “Người trẻ tuổi rốt cuộc vẫn là người trẻ tuổi, gã này dường như chỉ nôn nóng muốn người ta biết rằng, học thức của y uyên bác đến đâu, võ công của y cao thâm chừng nào…”

Sau này đi học, sáng được học tí Photoshop với Web, tối về nhà tôi viết ngay bài hướng dẫn trên Blog Yahoo 360! y như những gì tôi được học, nhiều người hay doanh nghiệp search Google ra bài viết của tôi tưởng tôi là chuyên gia cứ nhờ tư vấn, nhưng tuyệt nhiên không nhận làm vì lúc đó tôi làm như cứt. Sau đó họ tưởng tôi giỏi nhưng đắt khách nên kiêu.

Lúc mới đi làm, được làm việc với toàn người giỏi và cũng ra sản phẩm thật, nên cũng đỡ thể hiện hơn tí, nhưng lại mắc bệnh “giáo điều”, tôi thường đọc các sách về lãnh đạo, về ý chí và động lực, về trách nhiệm xã hội và những câu quote của những vĩ nhân, triết lý quân tử tàu, thậm chí lượm lặt vài ý rơi vãi của Đức Phật mà người ta share trên mạng… thế rồi tôi cũng hay tâm sự những thứ đó cho đàn em, học trò… Kể cả khi yêu đương hay các mối quan hệ tôi cũng luôn có những “lằn ranh đỏ” cho cả mình và người khác, vượt qua lằn ranh đó thì dù ông có là tổng thống tôi cũng đếch cần làm bạn. May mắn, những “giáo điều” đó không có cái nào xấu xa, chỉ là nó lý thuyết, máy móc và đôi khi mình chưa hiểu bản chất của nó.

Trọc phú kiến thức

Thời đó, tôi mặc định ngưỡng mộ mấy CEO, Founder trên báo, ngưỡng mộ những chuyên gia viết được nhiều khái niệm, ngưỡng mộ những Profile gắn tên những giải thưởng uy tín, trường đại học nước ngoài danh giá, học bổng nổi tiếng, FB nhiều follows hay những lãnh đạo của những tổ chức giáo dục. Thậm chí cứ ai lên FB mà theo style “Hoa rơi cửa phật” là tôi xoá bỏ mọi rào cản và mặc định tin tưởng.

Qua nhiều sóng gió thì mọi thứ cũng dần rõ ràng hơn, “không gì làm ta mau lớn bằng những cơn đau đớn”. Tôi dần quan sát xung quanh nhưng vì chưa “giác ngộ” nên vẫn mang tâm thế phán xét:

    • Tôi nghe thấy nhiều giảng viên, chuyên gia đang hùng hồn giảng 1 thứ mà chính họ còn không hiểu họ đang nói gì
    • 8 năm trước ngồi nghe 1 chuyên gia diễn thuyết tôi đem lòng ngưỡng mộ, 8 năm sau ngồi nghe phát hiện họ tua lại không thiếu không thừa 1 chữ bài diễn thuyết ngày xưa, hết ngưỡng mộ luôn.
    • Chuyên gia huấn luyện khởi nghiệp, đào tạo kinh doanh chưa từng 1 lần thực sự kinh doanh cái gì thành công, tư vấn loạn xạ khắp nơi (Đm, khi tham gia 1 vài DN startup thỉnh thoảng tôi cũng điên tiết vì suốt ngày các chiên gia tự nhảy vào tư vấn. Nhà bao việc!)
    • Lãnh đạo giáo dục chưa 1 lần đứng lớp vẫn hàng ngày miệt mài + nhiệt tình check và sửa kỹ năng giảng dạy cho giảng viên trên 10 năm kinh nghiệm
    • Chưa từng làm nghề thậm chí mới ra trường nhưng chỉ cần follow FB của những ông chuyên gia rồi trích dẫn, chém gió lại vẫn có thể trở thành những “chuyên gia đầu ngành” – ngày càng nhiều những lãnh đạo “trọc phú” kiểu này.
    • Chưa từng làm nghệ thuật nhưng tạo ra 1 vẻ ngoài nghệ sĩ 1 chút, thở ra vài thuật ngữ là có thể bước chân vào giới chuyên môn
    • Trưởng khoa CNTT chưa từng viết ra phần mềm nào
    • Giảng viên dạy SEO đang doạ cho trượt sinh viên khi quên không cho thẻ Meta Keywords vào web
    • Trình độ trông quán net nhưng biết nói thuật ngữ đúng lúc vẫn có thể trở thành CTO
    • Phật tử ăn chay trường hàng ngày rao giảng buông bỏ tham sân si, trích dẫn lời của đủ các thầy (tu) nổi tiếng trên Youtube vẫn hàng ngày tranh giành, sợ sệt, tạo drama và tạo nghiệp
    • Năm 2022, chuyên gia edtech vẫn nhiệt tình tư vấn các trường, bộ ban ngành và doanh nghiệp triển khai Elearning trên Moodle và chuẩn Scorm một cách miệt mài

Kỳ lạ! Đến bây giờ khi qua nhiều trải nghiệm, vốn sống, nhiều môi trường và gặp đủ các thể loại người khác nhau tôi lại có xu hướng trở về nguyên bản, là fan của trải nghiệm tự thân, fan của Đạo Phật ứng dụng (vì phải ứng dụng thì mới trải nghiệm và tự thân khai sáng được), không ít lần từ chối lịch hẹn với những nhà trí thức hay đại gia sang chảnh đi Mercedes để ngồi trà đá với 1 người lao động phổ thông nào đó, cũng không ngại từ chối tiếp rượu nếu không thích uống, có những hôm thì huỷ lịch hẹn hoặc quên/lười reply mail đối tác nhưng rất ít từ chối tiếp chuyện sinh viên/ 1 người thợ, vì họ đem mình đến gần hơn với tri thức nguyên bản, trước đây tôi gọi nó là tiến gần đến “giá trị thật” theo ngôn ngữ Marketing.

Ngày xưa tôi luôn ủng hộ giữ vững đạo đức kinh doanh ở bất kỳ môi trường nào, không thoả hiệp! Nhưng có lẽ chỉ vì “đạo đức” mà thôi! Đi dạy về thương hiệu tôi cũng ra rả nói về tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh trong xây dựng thương hiệu, nhưng chắc cũng vì “đạo đức” và một phần do sách nói thế. Đến giờ khi thực sự qua công việc rồi kinh doanh, vận hành doanh nghiệp và mơ ước về 1 mô hình bền vững tôi mới hiểu, hoá ra nó quan trọng sống còn chứ không phải chỉ vì những lý do trên.

Thời mới “giác ngộ” tôi cũng trở nên kỳ thị “trọc phú”: Ra đường nhìn con SH là mặc định ghét, với tôi nó là biểu tượng của “trọc phú”- ngày xưa quê tôi cứ nhà nào mới bán đất là mua SH. Nhìn tay sếp nào “tiền hô hậu ủng” bắt nhân viên nịnh hơn nịnh bố thì dù ông Vip cỡ mấy tôi cũng lảng dần ra. Khi gây dựng đội ngũ nòng cốt ban đầu cho cty mình tôi còn cấm luôn thằng nào gọi tôi là “sếp”, những thằng sếp dưới tôi mà thấy “sướng” khi bọn đệ gọi là “sếp” thì cũng coi chừng! Sau thì kết hợp thêm chút Phật Pháp ứng dụng nên bớt “Sân” đi rồi, không còn tâm trí ghét ai nữa! Nhưng “Thượng bất chính – Hạ tắc loạn”, tôi vẫn coi đó là yếu tố quan trọng trên lộ trình gây dựng nên một môi trường doanh nghiệp văn minh.

Giờ đây tôi nhận ra cái mình theo đuổi là “tự do” và cũng cảm thấy khá tự do, bởi tư tưởng được cởi trói rất nhiều, bớt bị phụ thuộc những phán xét của môi trường xung quanh và gần như cũng không còn phán xét ai cả, bạn bè cũng thêm bớt tự nhiên và vui vẻ với quy luật “vô thường”. Vui vẻ từ chối làm những điều mình thấy không nên, rất gian nan và có lẽ nên chọn những lựa chọn dễ dàng hơn đã được bày sẵn, nhưng trộm vía tôi vẫn sống khoẻ, nếu chọn dễ dàng để làm liệu có đạt “tự do”?.

Tôi theo đuổi “thực hành”, bớt show off không phát biểu nhiều & cũng ít tranh luận vô ích, không cần gây ấn tượng nữa, tập trung vào việc chính, đưa “tự thân khai sáng” ra làm 1 tiêu chuẩn để xây dựng đội ngũ của mình, rất khuyến khích việc tiếp nhận tri thức có sẵn nhưng “trải nghiệm” là điều bắt buộc.

    • Đội ngũ chuyên môn và giảng viên tại Học viện Kstudy bắt buộc phải làm sản phẩm thật, trải nghiệm thật và sẽ tiếp tục làm thật, tuổi tác học vị xếp sau.
    • Đội ngũ nòng cốt phải ngấm văn hoá doanh nghiệp mà tôi ấp ủ, phải đau nỗi đau của nhân viên, của khách hàng.
    • Bản thân tôi khi đưa ra bất kỳ mô hình kinh doanh gì, thì sản phẩm vẫn phải là số 1, sản phẩm phải giải quyết vấn đề của khách hàng tốt hơn người khác, marketing – thậm chí lợi nhuận tính sau.
    • Học trò của Kstudy được khuyến khích thực hành, trải nghiệm, vấp ngã, thế mới lớn được

Đến giờ tôi thấy mình vẫn chưa hết “trọc phú” nhưng đã bớt đi rất nhiều, có những điều ta nói nhưng phải hàng chục năm sau mới hiểu, mà hiểu được là do may mắn được làm cái nọ cái chai, đi đây đi đó, trải nghiệm và tích luỹ vốn sống. Nhưng mà nhìn chung là trên đời muốn này làm cái gì đàng hoàng tử tế cũng đều khó vcc, vậy nên muốn đàng hoàng thì nhất định phải đủ bản lĩnh để mà vượt khó & để giữ mình. Đến lúc “cô thương” nhưng trình độ & bản lĩnh không theo kịp thì chẳng phải lại “trọc phú” đúng nghĩa đen hay sao?

-Nguyễn Đình Khiêm – Học viện Kstudy-
slot online terpercaya link slot online slot gacor terbaik slot online terbaru 7evenluck 7evenluck 7evenluckofficial link slot gacor slot online terpercaya slot gacor hari ini vegas77 slot gacor 2024 slot vegas rtp vegas77 rtp slot gacor vegas77 vegas77 vegasslot77 rtpvegas77 slot gacor 777 slot gacor mahjong slot777 link slot77 slot online vegas77 vegas77 slot gacor slot gacor 77