Thất nghiệp có thể xảy ra với bất kỳ ai. Không có công việc nào là ổn định mãi mãi và chỉ thông qua việc tự cải thiện bản thân mỗi ngày, chúng ta mới có thể bắt kịp với xu hướng của thị trường lao động.

Thất nghiệp

Vậy thì khi thất nghiệp bạn sẽ trải qua những giai đoạn cảm xúc như thế nào?

Giai đoạn 1: Phủ nhận

Khi mới thất nghiệp, bạn có thể sẽ chưa nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề, bạn lạc quan và tin rằng bạn sẽ tìm được việc làm một sớm một chiều. Biểu hiện của việc phủ nhận có thể là tin rằng công ty cũ sẽ thay đổi quyết định và muốn bạn quay lại làm việc, hoặc bạn tự nhủ với bản thân rằng mọi thứ vẫn ổn, thậm chí bạn sẽ còn tốt hơn trong tương lai. Cốt lõi của việc vấn đề là bạn chưa chấp nhận thực tế tình hình.

Nhiều người sau khi nhận tin thất nghiệp thường chìm đắm trong sự lạc quan mù quáng, tin rằng đây chỉ là “sự cố nhỏ” và việc tìm kiếm công việc mới sẽ diễn ra một sớm một chiều. Họ ôm ấp ảo tưởng về việc công ty cũ thay đổi quyết định và muốn họ quay lại làm việc, hoặc tự an ủi bản thân bằng những viễn cảnh tốt đẹp trong tương lai. Thực tế, đây chính là biểu hiện của giai đoạn “phủ nhận” – giai đoạn đầu tiên trong quá trình vượt qua cú sốc thất nghiệp.

Ở giai đoạn này, bạn có thể tự hỏi bản thân liệu mình có thực sự thất nghiệp hay không, thậm chí có thể né tránh suy nghĩ về điều đó. Tuy nhiên, việc né tránh suy nghĩ về thất nghiệp chỉ khiến bạn chìm đắm trong lo âu và trì hoãn việc tìm kiếm giải pháp. Hãy nhận thức rõ ràng rằng bạn đang thất nghiệp, và đây là thời điểm để bạn đối mặt và gỡ rối những vấn đề về mặt cảm xúc, nghề nghiệp và tài chính.

Giai đoạn 2: Tức giận

Thất nghiệp

Mức độ và cách biểu hiện cơn tức giận sẽ khác nhau ở mỗi người. Một số người có thể cảm thấy bực bội âm ỉ, trong khi những người khác có thể dễ dàng nổi nóng và bộc phát. Bạn có thể cảm thấy tức giận với chính mình, công ty cũ, ghen tị khi đồng nghiệp cũ vẫn giữ được việc, thậm chí là thất vọng với cả tình hình kinh tế của khu vực bạn từng làm việc.
Cơn tức giận có thể xuất phát từ cảm giác bất công, thất vọng và tổn thương. Bạn có thể cảm thấy tức giận vì mất đi công việc và thu nhập, lo lắng về tương lai, ghen tị với những người vẫn có việc làm,…
Có nhiều cách lành mạnh để bạn đối phó với cơn tức giận, trong đó chia sẻ cảm xúc với người thân, bạn bè để được lắng nghe và thấu hiểu sẽ giúp bạn giải tỏa  tâm lý. Các hoạt động thể chất như chạy bộ, bơi lội, thiền… sẽ giúp giải phóng endorphin, cải thiện tâm trạng và giảm bớt căng thẳng. Bạn cũng có thể tập thói quen viết nhật ký. Việc này giúp bạn sắp xếp lại suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề rõ ràng hơn.

Giai đoạn 3: Tiếc nuối

Bạn dần cảm thấy tiếc nuối vì không thể hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất. Cảm giác này thường hiện diện dưới dạng tự hỏi bản thân liệu có thể làm gì khác để thay đổi kết quả. Những suy nghĩ “nếu như tôi đã làm được…”, “nếu như tôi biết trước…” thường xuất hiện thường xuyên trong tâm trí.

Trong giai đoạn này, bạn cố gắng điều chỉnh mọi cách có thể để cải thiện tình hình, mong muốn được trao cơ hội và sửa chữa những sai lầm đã phạm phải. Bằng cách này, bạn đang tìm cách học hỏi từ kinh nghiệm của mình trong quá khứ và áp dụng những bài học đó vào tương lai.

Tuy rút ra bài học từ quá khứ là quan trọng, nhưng bạn cũng cần lưu ý đừng đắm chìm quá nhiều vào những suy nghĩ “nếu như”, khiến bạn chỉ nhìn về phía sau mà không thể tập trung vào việc xây dựng tương lai. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc phát triển bản thân và xây dựng một kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu trong tương lai.

Giai đoạn 4: Suy sụp

Thất nghiệp

Bước vào giai đoạn này, bạn luôn đặt ra câu hỏi về khả năng của mình, bắt đầu chỉ trích và tự hạ thấp bản thân. Bạn trở nên nhạy cảm với hầu hết tình huống trong cuộc sống, và liên hệ mọi thứ với tình trạng thất nghiệp của mình, và cho rằng đó là lý do của mọi chuyện.

Cũng bởi vì sự gián đoạn, bạn mất luôn khả năng kiểm soát tình hình và hoảng sợ trước mọi chuyện. Cảm giác sợ hãi, thất vọng có thể khiến bạn dễ dàng thỏa hiệp với những yêu cầu vô lý từ nhà tuyển dụng. Bạn chấp nhận bất kỳ cơ hội nào đến với mình. Bạn ít bận tâm về chuyện kinh nghiệm hay tiềm năng tương lai nữa vì cần phải sống sót và giải quyết “nỗi đau thất nghiệp” quá lâu bằng mọi giá.

Có khả năng bạn sẽ nhận làm các công việc online để được trả tiền. Nhằm đối phó tạm thời với tình huống khủng hoảng, có người chọn làm cho quán cà phê và tiệm pizza hoặc nhà hàng, nhưng quyết định này có thể làm hỏng hồ sơ và tương lai sự nghiệp. Bạn gặp khó khăn vì không thể trình bày suôn sẻ các kinh nghiệm như vậy trong cuộc phỏng vấn tiếp theo.

Bạn chấp nhận làm việc với mức lương thấp so với thị trường, bị hạ cấp bậc, làm công việc không liên quan đến chuyên môn… Điều này xảy ra vì bạn đã lãng phí nhiều thời gian vào các lựa chọn hoặc lời mời không phù hợp.

Giai đoạn 5: Chấp nhận – Bước ngoặt để tiến về phía trước

Chấp nhận có nghĩa là gì?

Khi chấp nhận hoàn cảnh thất nghiệp, bạn có thể mô tả tình huống một cách khách quan. Mặc dù có thể bạn sẽ cảm thấy chút tức giận hay buồn bã, nhưng nhìn chung bạn sẽ thể hiện tinh thần sẵn sàng vượt qua giai đoạn này và hướng tới tương lai.

Bằng cách đánh giá lại bản thân, bạn sẽ có cơ hội nhìn vào những điểm mạnh và yếu của mình. Điều này có thể bao gồm việc xem xét kinh nghiệm làm việc trước đây, các kỹ năng mà bạn đã phát triển, và những giá trị mà bạn mang lại khi làm việc cho những công ty trước đó. Từ việc này, bạn có thể định rõ những mục tiêu nghề nghiệp mới phù hợp với năng lực và mong muốn của bản thân.

Thất nghiệp
Khi bạn đã rõ ràng về mục tiêu nghề nghiệp và nhận thức được sự thiếu hụt trong kiến thức và kỹ năng của mình, việc học tập trở nên vô cùng quan trọng. Để bắt đầu, bạn có thể tự tìm hiểu và tham gia các khóa học ngắn hạn, có thể trực tuyến hoặc offline, liên quan đến lĩnh vực hoặc ngành nghề mà bạn muốn theo đuổi.

Việc lựa chọn các khóa học phải căn cứ vào những kỹ năng cụ thể mà bạn cảm thấy cần thiết cho sự phát triển nghề nghiệp của mình. Nếu bạn muốn trở thành một content creator bạn có thể tham gia các khóa học content về sáng tạo, viết kịch bản, viết nội dung cho truyền thông xã hội, hoặc viết báo cáo kinh doanh…. Nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực quảng cáo, bạn có thể tham gia các khóa học về công cụ lập kế hoạch quảng cáo, cách phân tích dữ liệu,…

Khi bạn được học tập và tiếp thu kiến thức, bạn sẽ cảm nhận được tâm trạng lạc quan dần trở lại và nhìn thấy lối đi thoát ra khỏi tình trạng thất nghiệp. Có thể, trong quá trình học, bạn còn có cơ hội kết nối với những doanh nghiệp đang tìm kiếm nhân sự, từ đó tăng cơ hội tìm được công việc mới.

Nhiều bạn trẻ, những người đang đối mặt với thất nghiệp, đã tìm đến Học viện Kstudy để chuẩn bị cho một công việc mới. Kstudy tập trung vào việc cung cấp những khóa học “thực chiến”, giáo trình được xây dựng dựa trên những dự án thực tế đã triển khai. Với chất lượng giảng dạy và cam kết 100% về cơ hội việc làm, Kstudy là điểm đến đáng tin cậy cho những ai muốn nâng cao kỹ năng và tái hòa nhập với thị trường lao động.

Bạn có thể tham khảo các khóa học của Kstudy:   Thiết kế đồ hoạ Digital Marketing

Lời kết

Hãy nhớ rằng việc tái kiếm việc làm và rèn luyện kỹ năng không chỉ diễn ra trong một vài ngày, hoặc thậm chí một vài tuần. Đây là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, sự kiên định và quyết tâm để vượt qua mọi thách thức một cách bền bỉ.

Trong hành trình này, có thể sẽ có những thất bại, những lần phỏng vấn không thành công, hoặc thậm chí là những khoảng thời gian mà cảm giác bế tắc tràn ngập. Tuy nhiên, điều quan trọng là không bao giờ từ bỏ và tiếp tục tiến về phía trước với niềm tin và quyết tâm bạn nhé.

Nhiều người cũng quan tâm:

Hướng dẫn ứng tuyển thực tập sinh hoặc nhân viên khi mới ra trường I Bí quyết xây dựng portfolio cho designer