Phễu marketing truyền thống đang dần lộ ra nhiều thiết sót trong bối cảnh thời đại số phát triển. Hiện nay, với sự đa dạng của nhiều kênh truyền thông và nhu cầu trải nghiệm phong phú, phễu marketing cần biến đổi linh hoạt hơn. Điều này đặt ra thách thức lớn cho các nhà sáng tạo nội dung trong việc thu hút và giữ chân khách hàng. Vậy có những thay đổi nào với phễu marketing mới và đâu là giải pháp tối ưu để thich nghi, hãy cùng Kstudy tìm hiểu qua bài viết này nhé?

Phễu Marketing là gì? Xu hướng thay đổi và tác động đến chiến dịch marketing

Tổng Quan về Phễu Marketing Truyền Thống

Phễu Marketing là quy trình chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành người mua hàng cho doanh nghiệp. Tương tự như hình dạng của một chiếc phễu, các nhà tiếp thị xây dựng một mạng lưới rộng rãi để thu hút càng nhiều khách hàng tiềm năng càng tốt, sau đó nuôi dưỡng họ qua từng giai đoạn trong kênh cho đến khi đưa ra quyết định mua hàng.
Từng bước được thiết kế để dẫn dắt khách hàng qua hành trình từ nhận biết đến quyết định mua. Cụ thể:
Nhận thức (Awareness): Khách hàng lần đầu biết đến thương hiệu qua nhiều kênh (quảng cáo, bài viết, video…). Giai đoạn này tập trung vào xây dựng sự hiện diện thương hiệu và kết nối vấn đề của khách hàng với giải pháp của bạn.
Quan tâm (Interest): Khách hàng bắt đầu tìm hiểu sâu hơn, thể hiện sự quan tâm bằng việc tìm kiếm thêm thông tin về giải pháp của bạn.
Cân nhắc (Desire): Khách hàng so sánh các giải pháp khác nhau. Bạn cần nổi bật qua nội dung và các chuỗi chăm sóc khách hàng để thuyết phục họ.
Mua hàng (Action): Khách hàng có xu hướng mua hàng sau khi bị thuyết phục bởi giá trị và lợi ích mà sản phẩm của bạn mang lại.
Tuy nhiên, dạng hình phễu này cũng có tỷ lệ khách hàng rơi rớt khi chuyển qua từng giai đoạn.

Xu Hướng Thay Đổi Của Phễu Marketing trong Thời Đại Số Hóa

Trong thời đại số hóa, phễu marketing đang trở nên phức tạp hơn, với các điểm tiếp xúc (touchpoints) đa dạng như mạng xã hội, email, và các nền tảng trực tuyến khác. Khách hàng ngày nay có xu hướng nhảy giữa các giai đoạn và các nền tảng khác nhau trong quá trình quyết định. Hành trình mua sắm có thể bắt đầu từ một bài viết blog, chuyển sang mạng xã hội, rồi mới dẫn đến quyết định mua sắm. Điều này buộc các nhà tiếp thị và sáng tạo nội dung phải liên tục tương tác, điều chỉnh thông điệp, và giữ chân khách hàng ở mỗi điểm tiếp xúc.
Các giai đoạn ở phễu marketing mới tương tự như phễu marketing cũ (AIDA) và nó bao gồm:
Nhận thức (Awareness): Sản phẩm, thương hiệu lần đầu xuất hiện trong tâm trí khách hàng qua nhiều kênh truyền thông.
Cân nhắc (Consideration) – cùng với vòng lặp nghiên cứu và khám phá (Research & Discovery Loop): Khách hàng bắt đầu quan tâm đến sản phẩm và tìm kiếm thông tin, đánh giá các sự lựa chọn qua các nền tảng khác nhau. Vòng lặp này gọi là Research & Discovery Loop.
Mua hàng (Purchase): Khách hàng quyết định mua sản phẩm khi cảm thấy sản phẩm và giá cả phù hợp sau giai đoạn cân nhắc.
Trải nghiệm sau mua hàng (Post-purchase Experience) – vòng lặp khách hàng thân thiết (Loyalty Loop): Để khuyến khích khách hàng quay lại tạo thành vòng lặp khách hàng thân thiết (Loyalty Loop), cần phải tạo trải nghiệm tích cực và tập trung vào việc xây dựng lòng trung thành.

Tác Động của Sự Thay Đổi Phễu Marketing Đến Chiến Dịch Marketing

Nhờ sự thay đổi linh hoạt trong mô hình phễu marketing mới, các chiến dịch marketing sẽ dễ dàng thích nghi với hành vi khách hàng. Các doanh nghiệp cần sử dụng nhiều kênh truyền thông đa dạng cùng với nâng cao khả năng theo dõi và phân tích chính xác hành vi của khách hàng. Hãy tập trung vào việc tạo ra nội dung có giá trị, dễ tiếp cận và phù hợp với từng giai đoạn. Điều này sẽ tối ưu hóa hiệu quả tiếp cận và chuyển đổi.

Những Khó Khăn Nhà Sáng Tạo Nội Dung Gặp Phải với Phễu Marketing Mới

Khó Khăn Khi Phễu Marketing Không Còn Rõ Ràng

Trong phễu marketing truyền thống, các giai đoạn như nhận biết, cân nhắc và hành động diễn ra theo thứ tự, giúp nhà sáng tạo dễ dàng xây dựng nội dung phù hợp từng bước. Tuy nhiên, phễu marketing mới không còn rõ ràng mà đan xen các giai đoạn này. Hành vi của khách hàng trở nên phi tuyến tính khi họ có thể đồng thời khám phá, cân nhắc và quyết định ngay trên một nền tảng. Điều này yêu cầu nhà sáng tạo nội dung phải nghiên cứu sâu hơn về hành vi người dùng, từ đó nắm bắt và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của họ qua từng giai đoạn.

Thách Thức về Tối Ưu Nội Dung và Đo Lường Hiệu Quả

Phễu marketing mới yêu cầu tối ưu hóa nội dung liên tục và đo lường chính xác hiệu quả của từng nội dung trên nhiều nền tảng. Tuy nhiên, đo lường chuyển đổi và hành vi của khách hàng trở nên phức tạp hơn khi họ chuyển đổi nhanh và không theo quy trình nhất định. Các nhà sáng tạo cần phối hợp chặt chẽ với các công cụ phân tích đa kênh để hiểu rõ hiệu quả nội dung và điều chỉnh chiến lược dựa trên dữ liệu chính xác, giúp đáp ứng kịp thời hành vi thay đổi của khách hàng.

Áp Lực Đối Với Tốc Độ Sản Xuất và Đổi Mới Nội Dung

Nhu cầu tiêu thụ nội dung mới của người dùng càng ngày càng tăng cao. Điều này gây áp lực lên các nhà sáng tạo nội dung về việc phải liên tục cập nhật xu hướng mới và tìm ra hướng đi khác biệt. Content Creators cần linh hoạt trong việc thay đổi phong cách nội dung và phối hợp nhuần nhuyễn giữa các bộ phận như marketing, thiết kế và phân tích. Qua đó, các nội dung sẽ được đảm bảo vừa đáp ứng nhu cầu người dùng vừa duy trì nhất quán thông điệp thương hiệu.

Cập nhật mới nhất về Phễu Marketing chi tiết

Phễu Marketing hiện nay đã có sự thay đổi, nhấn mạnh việc đồng hành với khách hàng qua các giai đoạn từ tương tác đến ủng hộ thương hiệu. Các bước trong phễu không chỉ nhằm hướng tới chuyển đổi nhanh chóng mà còn hướng tới việc xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng.
Phễu marketing
Cập nhật chi tiết mô hình phễu marketing mới nhất
Tương Tác (Engagement): Tương tác chính là mức độ kết nối của thương hiệu với khách hàng trên các nền tảng trực tuyến. Trong môi trường cạnh tranh cao, thương hiệu cần có một chiến lược nhận diện mạnh mẽ và quản lý danh tiếng hiệu quả để gia tăng sự hiện diện và xây dựng lòng tin. Khi khách hàng có ấn tượng tốt, họ sẽ dễ dàng giới thiệu thương hiệu đến với những người khác.
Giáo Dục (Education): Cung cấp nội dung hữu ích và giúp khách hàng giải quyết vấn đề không chỉ giúp thương hiệu trở nên đáng tin cậy mà còn xây dựng uy tín. Khi khách hàng có ấn tượng với thương hiệu vì những thông tin giá trị mà họ nhận được, khả năng họ nhớ đến và lựa chọn thương hiệu khi phát sinh nhu cầu sẽ cao hơn.
Nghiên Cứu (Research): Giai đoạn này diễn ra khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp. Thương hiệu cần xuất hiện trên nhiều kênh với thông tin rõ ràng, hấp dẫn để trở thành một trong các lựa chọn mà khách hàng cân nhắc.
Đánh Giá (Evaluation): Khách hàng so sánh các lựa chọn để xác định sản phẩm nào là tốt nhất. Đây là lúc thương hiệu cần làm nổi bật các giá trị khác biệt của mình, như tính năng độc đáo, danh tiếng, và dịch vụ, nhằm thuyết phục khách hàng rằng họ là lựa chọn tốt nhất.
Kiểm Chứng (Justification): Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, khách hàng sẽ tìm hiểu thêm qua các đánh giá từ người dùng khác, case study hoặc trải nghiệm thực tế. Thương hiệu cần có những đánh giá trung thực và các câu chuyện thành công từ khách hàng trước để củng cố lòng tin.
Mua Hàng (Purchase): Giai đoạn chốt giao dịch, khi khách hàng quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Để thúc đẩy quá trình này, doanh nghiệp cần tối ưu trải nghiệm mua sắm và có thể cung cấp các ưu đãi phù hợp nhằm thúc đẩy quyết định.
Sử Dụng (Adoption): Quá trình sử dụng sản phẩm ban đầu của khách hàng cần diễn ra suôn sẻ. Hướng dẫn chi tiết và hỗ trợ nhanh chóng sẽ giúp khách hàng tận dụng tối đa giá trị sản phẩm, tăng khả năng tiếp tục sử dụng.
Tiếp Tục Sử Dụng (Retention): Duy trì khách hàng hiện tại là một chiến lược có hiệu quả cao về chi phí. Để đảm bảo khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm, thương hiệu cần tạo ra trải nghiệm tích cực và đáp ứng đúng kỳ vọng mà họ đã hứa hẹn.
Mua Thêm (Expansion): Khi khách hàng hài lòng với sản phẩm, thương hiệu có thể mở rộng cơ hội bằng cách upsell và cross-sell những sản phẩm liên quan. Các chương trình khuyến mãi đặc biệt sẽ tăng cường động lực mua thêm.
Ủng Hộ Thương Hiệu (Advocacy): Mục tiêu cuối cùng của phễu marketing là biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu. Khách hàng hài lòng sẽ có xu hướng chia sẻ, giới thiệu thương hiệu đến bạn bè và người thân, xây dựng một cộng đồng khách hàng trung thành.

Kết luận

Sự thay đổi của phễu marketing mang đến nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức cho nhà sáng tạo nội dung. Để thành công, các nhà sáng tạo cần linh hoạt trong cách tiếp cận, tập trung vào việc cá nhân hóa trải nghiệm và tối ưu hóa nội dung dựa trên dữ liệu. Hãy tham khảo ngay các bài viết/khóa học tại Học viện Kstudy để không bỏ lỡ các thông tin quan trọng về digital marketing nhé!
Xem thêm: