Giữa bối cảnh toàn cầu hóa, việc hợp tác, giao lưu và trao đổi giữa các quốc gia là yêu cầu tất yếu của xã hội. Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong hành trình này. Ngôn ngữ quốc tế – tiếng Anh là công cụ giao tiếp quan trọng giúp sinh viên tham gia vào thị trường lao động và mở rộng hiểu biết.
Thực trạng hiện nay cho thấy với kĩ năng ngoại ngữ vẫn còn nhiều hạn chế, thế hệ trẻ Việt Nam sẽ gặp nhiều bất lợi khi tham gia vào thị trường lao động. Hãy cùng bài viết này tìm hiểu về kĩ năng mềm này và cách cải thiện giúp nâng cao khả năng chuyên môn của bạn trong thời đại mới nhé!
Kỹ năng mềm là gì? Vai trò của kỹ năng mềm
Định nghĩa kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm bao gồm các kĩ năng như giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, lãnh đạo và quản lý thời gian. Các yếu tố này là nền tảng quyết định sự thành công trong học tập và công việc, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường ngoài kia luôn vận động biến đổi không ngừng. Các kĩ năng này giúp mọi người luôn thích nghi, dễ dàng hòa nhập và tạo dựng các mối quan hệ xã hội vững chắc.
Tầm quan trọng của kỹ năng mềm
Trong học tập, kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình và làm việc nhóm giúp sinh viên tương tác hiệu quả với thầy cô, bạn bè, và nâng cao chất lượng học tập. Trong môi trường làm việc, kỹ năng này thể hiện qua khả năng kết nối với đồng nghiệp, khách hàng, tạo lập và thực thi kế hoạch, đàm phán và giải quyết xung đột. Trong cuộc sống, kỹ năng mềm giúp cá nhân xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội, phát triển sự tự tin, sáng tạo và tinh thần làm chủ.
Tiếng Anh – Kỹ năng mềm không thể thiếu trong thời đại hội nhập
Cơ hội việc làm
Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến trong giao tiếp toàn cầu và là yêu cầu bắt buộc ở nhiều vị trí công việc. Các doanh nghiệp thường ưu tiên tuyển dụng ứng viên có khả năng tiếng Anh tốt. Điều này không chỉ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của sinh viên trong thị trường lao động mà còn mở ra nhiều cơ hội làm việc trong các tổ chức quốc tế và đa quốc gia.
Mở rộng kiến thức
Khả năng tiếp cận nguồn tài liệu tiếng Anh phong phú từ internet, các tạp chí khoa học, nghiên cứu quốc tế và các khóa học trực tuyến là một trong những lợi thế lớn của người học. Sinh viên có thể nhanh chóng cập nhật xu hướng mới nhất, học hỏi từ các chuyên gia hàng đầu thế giới và nâng cao trình độ chuyên môn trong nhiều lĩnh vực.
Giao lưu văn hóa
Ngôn ngữ là cầu nối giữa các nền văn hóa. Sự thông thạo tiếng Anh giúp sinh viên kết nối với bạn bè quốc tế, hiểu biết sâu sắc về các giá trị, truyền thống và nền văn hóa khác nhau. Qua đó, tạo điều kiện để xây dựng mối quan hệ bền chặt, thúc đẩy sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau.
Thực trạng kỹ năng tiếng Anh của sinh viên Việt Nam
Khảo sát, thống kê
Mặc dù tiếng Anh ngày càng trở thành một kỹ năng quan trọng trong xã hội hiện đại, nhưng trình độ tiếng Anh của sinh viên Việt Nam vẫn còn khá hạn chế. Theo báo cáo của Tổ chức Giáo dục EF (Education First), Việt Nam chỉ đứng ở vị trí trung bình trong bảng xếp hạng chỉ số thông thạo tiếng Anh toàn cầu, thấp hơn so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Philippines hay Singapore. Cụ thể, Việt Nam đứng thứ 63 trên tổng số 116 quốc gia, với 498 điểm.
Một khảo sát của Trung tâm khảo thí Cambridge cũng chỉ ra rằng số lượng sinh viên đạt điểm cao trong các kỳ thi tiếng Anh quốc tế như TOEFL và IELTS vẫn còn rất ít, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này.
-
Phương pháp giảng dạy: Trước hết, phương pháp giảng dạy tiếng Anh tại các trường đại học hiện nay vẫn chủ yếu tập trung vào lý thuyết, thiếu đi sự chú trọng vào việc thực hành giao tiếp. Học sinh, sinh viên chủ yếu học ngữ pháp, từ vựng một cách cứng nhắc và không có cơ hội để sử dụng tiếng Anh trong các tình huống thực tế. Điều này khiến cho họ thiếu khả năng phản xạ nhanh và gặp khó khăn khi phải giao tiếp trong môi trường quốc tế.
-
Môi trường giao tiếp: Tiếng Anh tại Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Dù được đưa vào chương trình giảng dạy từ lâu nhưng sinh viên vẫn còn ít cơ hội thực tế để sử dụng và luyện tập tiếng Anh ở không gian ngoài lớp học. Từ đó, sinh viên luôn bị mắc kẹt ở một khoảng cách lớn giữa kiến thức lý thuyết và khả năng sử dụng tiếng Anh trong thực tế.
-
Thiếu động lực và ý thức tự học: Một nguyên nhân không thể không kể đến chính là việc thiếu động lực và ý thức tự học. Một bộ phận sinh viên chưa ý thức được hết tầm quan trọng của ngoại ngữ trong việc phát triển nghề nghiệp. Những sinh viên này chỉ học tiếng Anh như một môn học bắt buộc trên trường, chứ không có mục tiêu cụ thể. Từ đó, dẫn đến việc không có kế hoạch cụ thể để nâng cao trình độ ngôn ngữ của mình.
Giải pháp nâng cao kỹ năng tiếng Anh cho sinh viên
Thay đổi phương pháp học tập
Một trong những giải pháp quan trọng đầu tiên để nâng cao kỹ năng tiếng Anh của sinh viên là thay đổi phương pháp học tập. Trong quá trình học, sinh viên cần chuyển từ việc chỉ học lý thuyết sang việc thực hành giao tiếp thực tế nhiều hơn. Các trường học và tổ chức giáo dục có thể cung cấp cho sinh viên những cơ hội thực hành tiếng Anh ngoài giờ học qua các hoạt động như thảo luận nhóm, các buổi hội thảo hay bài giảng trực tuyến.
Đồng thời, sinh viên nên tận dụng các công nghệ học tập hiện đại như các ứng dụng học tiếng Anh trên điện thoại, podcast học ngôn ngữ, và các video học từ các nền tảng trực tuyến. Những công cụ này giúp sinh viên không chỉ rèn luyện khả năng nghe nói mà còn cải thiện phản xạ ngôn ngữ một cách tự nhiên và nhanh chóng.
Tạo môi trường giao tiếp
Ngoài việc thay đổi phương pháp học, việc tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh thực tế cũng là một giải pháp rất quan trọng. Các câu lạc bộ tiếng Anh tại trường học hay các tổ chức sẽ tạo ra một không gian giúp sinh viên thực hành giao tiếp và mở rộng vốn từ vựng. Sinh viên có thể tham gia các buổi sinh hoạt, trao đổi với người bản xứ hoặc tham gia các hoạt động giao lưu quốc tế để tăng cường khả năng tiếng Anh.
Không gian giao tiếp thực tế này không chỉ giúp sinh viên luyện tập mà còn giúp họ hiểu rõ hơn về các nền văn hóa khác nhau, qua đó nâng cao kỹ năng mềm trong giao tiếp và hòa nhập quốc tế. Việc giao tiếp với bạn bè quốc tế hoặc người bản ngữ còn giúp sinh viên học được những cách sử dụng ngôn ngữ thực tế và tự nhiên, điều mà các bài học lý thuyết khó có thể cung cấp.
Nâng cao ý thức tự học
Ý thức tự học là một phần quan trọng không thể thiếu trong việc học tập và ôn luyện khả năng ngoại ngữ. Nguời học cần xác định rõ ràng mục tiêu học tập, ví dụ như đạt chứng chỉ quốc tế IELTS, TOEFL hay nâng cao khả năng giao tiếp, thành thạo như người bản xứ. Một thái độ chủ động, kiên trì với mục tiêu rõ ràng sẽ giúp sinh viên dễ dàng học tập và nâng cao khả năng của mình.
Hãy thử đọc sách báo bằng tiếng Anh, viết nhật ký, tham gia các diễn đàn trao đổi, hoặc luyện nghe qua việc xem các chương trình TV show, phim ảnh bằng tiếng anh. Đây là những cách tự học vô cùng hiệu quả được nhiều người tin tưởng. Các hoạt động này sẽ giúp duy trì động lực học tập và cải thiện kĩ năng ngôn ngữ từng bước một.
Kết luận
Ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, không chỉ là kỹ năng mềm mà còn là công cụ kết nối sinh viên Việt Nam với thế giới. Việc rèn luyện tiếng Anh giúp sinh viên không chỉ tăng cường cơ hội nghề nghiệp mà còn tạo dựng mối quan hệ quốc tế, mở ra cánh cửa tương lai sáng lạn. Hãy tham khảo ngay các bài viết/khóa học tại Học viện Kstudy để không bỏ lỡ các thông tin cập nhật mới nhất nhé!
Xem thêm: