Nghiên cứu marketing là một cụm từ quen thuộc đối với các doanh nghiệp, nghiên cứu thị trường sẽ cho doanh nghiệp những góc nhìn mới, thị trường trường ngành hàng cụ thể, những phát hiện sáng tạo, những điều mà doanh nghiệp chưa làm được, để từ đó cải thiện và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề một cách toàn diện và hiệu quả hơn. Vậy mục tiêu mà nghiên cứu marketing là gì? Quá trình nghiên cứu marketing ra sao? Hãy cùng Kstudy tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Nghiên cứu Marketing là gì? 

Nghiên cứu Marketing ( Marketing Research ) Là quá trình thu thập và phân tích thông tin về thị trường khách hàng, sản phẩm, giá cả và cạnh tranh về một vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm. 

Nghien-cuu-marketing-la-gi
Nghiên cứu marketing là gi? Góp phần phát triển doanh nghiệp như thế nào?

Nghiên cứu Marketing bao gồm các hoạt động như khảo sát thị trường (khảo sát online, Offline), Phân tích dữ liệu , thu thập dữ liệu, phân tích xu hướng thị trường và phân tích cạnh tranh để cung cấp cho doanh nghiệp thông tin chính xác nhất và chi tiết về thị trường ngành hàng mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Quy trình nghiên cứu Marketing

Quy trình nghiên cứu marketing ở các doanh nghiệp nhìn trung diễn ra theo 7 bước sau đây:

Bước 1: Xác định mục tiêu marketing

Xac-dinh-thi-truong-muc-tieu
Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp

Đây là một yếu tố vô cùng cần thiết trong một kế hoạch Marketing, là nền gốc của kế hoạch phát triển sản phẩm sao cho phù hợp đối tượng khách hàng mình đưa ra cùng với việc xác định được mức giá, địa điểm bán (Phân phối) phù hợp với khách hàng. Mỗi một chiến dịch sẽ có mục tiêu khác nhau, nó có thể hướng tới việc gia tăng khách hàng mới trong một khoảng thời gian cụ thể hoặc có thể gia tăng sự trải nghiệm của khách hàng có thể quay lại vào các đợt mua tiếp theo. 

Từ những việc xác định mục tiêu trên doanh nghiệp có thể xây dựng được ngân sách phù hợp. 

Bước 2: Nghiên cứu và phân tích thị trường

Mục đích của việc nghiên nghiên cứu thị trường là xem xét thị trường hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể để xác định xem khách hàng của mình đón nhận sản phẩm như thế nào. Hiểu về thị trường và sự cạnh tranh của doanh nghiệp là cách tốt nhất để định hình một chiến lược marketing.

Bước 3: Xác định phân khúc thị trường

Xác định phân khúc thị trường là phân chia thị trường khách hàng mục tiêu thành các nhóm cụ thể và có thể tiếp cận. Phân khúc thị trường được dựa trên nhân khẩu học, nhu cầu,sở thích, hành vi chung và tâm lý của khách hàng mục tiêu. Từ đó các chiến lược chiển khai được hiệu quả hơn.

Nghiên cứu thị trường tìm hiểu thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của bạn. Các thông tin có thể gồm số lượng khách hàng, đối thủ cạnh tranh. xu hướng thị trường ngành hàng, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường. Đánh giá đối thủ cạnh tranh tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp của bạn để tìm hiểu về các ưu điểm, nhược điểm của đối thủ. 

Bước 4: Xác định thị trường mục tiêu

Việc lựa chọn đúng thị trường mục tiêu,  sẽ quyết định đến các yếu tố quan trọng của sản phẩm ví dụ như giá cả của sản phẩm, đóng gói, bao bì,…, doanh thu.

Thi-truong-muc-tieu
Thị trường mục tiêu giúp cho doanh nghiệp xác định được ngành hàng, phân phối và giá cả trên thị trường 

Bước 5: Xác định các giải pháp marketing cụ thể để đạt được mục tiêu đề 

Để đạt được mục tiêu Marketing cụ thể doanh nghiệp cần phải áp dụng các giải pháp như nghiên cứu thị trường và đối tượng khách hàng để đạt được mục tiêu Marketing mà doanh nghiệp đề ra, cần phải nghiên cứu thị trường và đối tượng khách hàng để hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của họ, Các công cụ nghiên cứu thị trường như khảo sát, phỏng vấn, trò chuyện trực tiếp với khách hàng, đánh giá các dữ liệu thống kê được cung cấp bởi các cơ quan chuyên môn, vv.
Xây dựng chiến lược sản phẩm/dịch vụ: Dựa trên nghiên cứu thị trường và đối tượng khách hàng, cần phải xây dựng chiến lược sản phẩm/dịch vụ phù hợp, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. bên cạnh đó doanh nghiệp cần phải dựa trên thương hiệu, thông điệp truyền thông, giá cả, nhân lực và tài chính. 

Bước 6: Lập kế hoạch và tiến hành theo từng bước

Sau khi xác định được được vấn đề và các mục tiêu, người làm nghiên cứu cần xây dựng một kế hoạch hiệu quả để có được những thông tin thiết, với một chi phí phí ngân sách phù hợp với doanh nghiệp.

Lập lên một plan content chiến dịch viết rõ nội dung, những mục cần phải triển khai trên, các công việc quản lý và cần phải thực hiện. Để triển khai chiến dịch doanh nghiệp cần lựa chọn các hình thức phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu, Phù hợp với ngân sách. 

Bước 7: Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh chiến dịch 

Đây là bước cuối cùng trong một chiến dịch truyền thông marketing liên quan đến việc theo dõi và phân tích kết quả, hiệu suất của chiến dịch đã đem lại dựa trên kết quả của chiến dịch bạn có thể xem được các kênh đang triển khai, kênh nào được phản hồi nhanh nhất, tốt nhất, và thu hút được nhiều khách hàng mục tiêu. Đồng thời đưa ra các điều chỉnh những điểm chưa phù hợp, chưa được ổn định, để tránh các trường hợp như chạy chiến dịch nhưng không hiệu quả điều đó gây lãng phí ngân sách, thời gian và nguồn nhân lực của doanh nghiệp. 

Ở mỗi một đơn vị thương hiệu, để quảng bá được thương hiệu thành công cũng như thu được lợi nhuận tốt từ các chiến dịch marketing, mỗi một thương hiệu lại có phương cách và chiến dịch marketing đặc thù của mình. 

 

Còn nếu bạn đang muốn tìm hiểu và tham gia các khóa học ngắn hạn, bài bản về digital marketing,  bạn hãy tham khảo các khóa học gần nhất của Kstudy. Chúng tôi là đơn vị giáo dục đào tạo chuyên sâu về các khóa học Digital Marketing, đồng thời là đơn vị hỗ trợ triển khai, tư vấn phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp và nhiều đối tác lớn ở nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau. 

 

KSTUDY- HỌC VIÊN THIẾT KẾ & DIGITAL MARKETING

Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Kstudy, CT3, KĐT Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0388.900.462

Facebook: Học viên Kstudy