Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0, vai trò của các phương tiện, thiết bị điện tử đối với hoạt động giải trí, liên lạc của con người ngày càng gia tăng. Từ giữ vị trí thứ yếu, đến quan trọng và ngày càng quan trọng, Digital Marketing hiện nay gần như đóng vai trò trung tâm với sự phát triển của các thương hiệu. Nhu cầu phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp ngày càng lớn nên số lượng nhân sự tham gia vào ngành nghề này cũng ngày một nhiều hơn.

Chương trình đào tạo Digital Marketing bắt đầu lan rộng ở nhiều trường Cao đẳng, Đại học trong cả nước. Với những bạn đang trong quá trình chuẩn bị tìm hiểu về ngành học sắp tới hoặc các bạn đang muốn tìm hiểu nhiều hơn về ngành học này. Các bạn cùng tham khảo ở bài viết dưới đây nhé. 

1. Ngành Digital Marketing là gì?

Marketing được xem là công cụ quan trọng để kết nối giữa doanh nghiệp với tập khách hàng mục tiêu của mình, những người làm nghề Marketing có nhiệm vụ nghiên cứu, lập kế hoạch, tiếp cận thị trường, thông qua đó giúp thúc đẩy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Digital Marketing chính là những hoạt động marketing được triển khai trên nền tảng kỹ thuật số. Với Digital Marketing, doanh nghiệp sẽ không phải tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng theo những phương thức truyền thống nữa mà sử dụng các kênh thông tin điện tử, điểm hình như: Email, Website, Facebook, các mạng xã hội khác. Thông qua đó, các nhà Marketing sẽ xây dựng được và củng cố hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.

Ngành digital marketing
Ngành digital marketing

2. Digital marketing được làm những gì? 

Digital Marketing là lĩnh vực rất rộng lớn, sinh viên theo học ngành Marketing sẽ được đào tạo các kiến thức về Marketing, xây dựng được các kênh Marketing như:

  • Outbound marketing: Hình thức tiếp thị qua tivi, báo, đài, gọi điện thoại, gửi email.
  • Inbound marketing: Gia tăng trải nghiệm, tiện ích, sức hấp dẫn cho khách hàng.
  • Marketing truyền thống: Quảng cáo trên giấy, tờ rơi, bảng hiệu 
  • Digital marketing: Là chiến lược dùng internet làm phương diện cho các hoạt động trao đổi thông thông tin 
  • SEM: Tiếp thị trên công cụ tìm kiếm 
  • SEO: Tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm 
  • Content marketing: Dựa vào nội dung, thông tin để kết nối với khách hàng.
  • Social marketing: Kết nối khách hàng trên các trang mạng xã hội
  • Video marketing: Kết nối khách hàng qua các video
  • Email marketing: Là cách mà doanh nghiệp tiếp cận, quảng bá sản phẩm/dịch vụ của bạn thông qua email để mang về cho khách hàng. 
  • Influencer marketing: Là hình thức tiếp thị bằng việc sử dụng người ảnh hưởng trong xã hội để truyền tải thông điệp đến nhóm đối tượng mục tiêu. 
  • Affiliate marketing: Tiếp thị liên kết là bạn sẽ được nhận tiền từ hoạt động giới thiệu, môi giới khách hàng cho thương hiệu.
  • Tiếp thị truyền miệng: Là khách hàng tự giới thiệu thương hiệu của doanh nghiệp cho nhau.
  • Tiếp thị sự kiện: Thông qua sự kiện để làm nổi bật tên của thương hiệu tới khách hàng.

Trong số các cách thức Marketing kể trên, doanh nghiệp sẽ cố gắng tận dụng và tối ưu nguồn lực cũng như chi phí hiện có để tập trung phát triển những kênh Marketing riêng của mình. Digital Marketing chính là những hoạt động Marketing được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật số. Doanh nghiệp sẽ không còn tiếp cận khách hàng theo những phương thức truyền thống. Thay vào đó, các kênh thông tin điện tử sẽ được sử dụng, có thể kể đến như: Email, Website, Facebook,… Digital Marketing hiện nay đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của thương hiệu. Hiệu quả của hoạt động Digital Marketing sẽ có nhiều ảnh hưởng đến vị thế cũng như thành công kinh doanh của thương hiệu trên thị trường.

Ưu điểm của Digital Marketing

Vậy điều gì khiến vai trò Digital Marketing ngày càng gia tăng? Ưu điểm của Digital Marketing so với các loại hình thức Marketing khác? Một là, Digital Marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận với số lượng lớn khách hàng tiềm năng nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hai là, dễ dàng truyền tải thông điệp, hình ảnh, nội dung một cách đa dạng, lý thú và thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Ba là, thúc đẩy doanh nghiệp sáng tạo cách thức kết nối với khách hàng hiệu quả và không giới hạn.

Theo một số số liệu nghiên cứu của các tổ chức lớn như Hootsuite và We are Social, tỷ lệ người sử dụng internet và thiết bị di động truy cập internet ở Việt Nam đạt tỷ lệ cao. (chiếm khoảng 70% dân số năm 2020). Mức độ phổ cập của internet và người dùng cho thấy digital marketing là một xu hướng tiếp thị không thể thiếu đối với các doanh nghiệp hoạt động ở thị trường Việt Nam.

3. Nên lựa chọn học Digital Marketing không? Và nên lựa chọn học ở đâu?

Học Digital Marketing thì làm ở đâu?

Với các bạn trẻ, Digital Marketing cũng mang lại cho các bạn nhiều cơ hội việc làm. Một bạn có thể làm ở bộ phận Marketing của các thương hiệu doanh nghiệp, hai bạn có thể tham gia vào công việc của các Agency (Đơn vị dịch vụ Marketing cho doanh nghiệp). Nếu bạn mới ra trường, bạn có thể xin ở các vị trí học việc Marketing. 

Thông thường, ở một bộ phận Marketing ở doanh nghiệp sẽ chia ra thành ba bộ phận: một bộ phận chịu trách nhiệm về nội dung và một phận chịu trách nhiệm thiết kế hình ảnh, Video (bộ phận Media), bộ phận chuyên trách về chạy quảng cáo hoặc liên hệ tìm kiếm KOI, KOC( người nổi tiếng). Một số đơn vị doanh nghiệp lớn hơn nữa và có nhiều hoạt động sự kiện bên trong và bên ngoài doanh nghiệp thì họ chia bộ phận Marketing thành truyền thông nội bộ và truyền thông ngoại bộ.

Ở các doanh nghiệp nhỏ hơn, marketing có thể chỉ cần 1 hoặc 2 bạn phụ trách. Khi đó, bạn có thể phải đảm nhận nhiều công việc khác nhau cùng lúc ở vị trí này: như bạn có thể đồng thời phải làm nội dung và thiết kế, tổ chức sự kiện, quay phim, chụp hình… Tùy vào mục tiêu sự nghiệp và sở thích công việc mà bạn muốn làm, bạn nên lựa chọn những vị trí phù hợp cho bản thân. 

Mức lương ngành Digital Marketing? 

Nếu so sánh mức lương trung bình của ngành Digital Marketing so với các ngành nghề khác thì thu nhập bạn có thể nhận được từ ngành này là một con số không nhỏ. Trung bình nếu bạn làm ở vị trí chuyên viên hay quản lý mức lương của bạn dao động từ 15-30 triệu/tháng. Còn nếu bạn có thể tự xây dựng truyền thông và phát triển các kênh cá nhân của mình thì thu nhập của bạn từ ngành này có thể là không có giới hạn. 

Học ngành digital marketing có thể đảm nhận vị trí nào?

Các vị trí công việc của ngành Digital Marketing cũng khá đa dạng. Tuỳ thuộc vào thế mạnh và sở thích cá nhân, bạn có thể lựa chọn công việc bạn phù hợp. Một số vị trí công việc bạn có thể đảm nhận bao gồm: chuyên viên Digital Marketing, vị trí quản lý Marketing hoặc chuyên gia cố vấn Marketing cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số vị trí làm việc sau khi học Digital Marketing: 

SEO Manager Là người thực hiện đánh giá SEO tổng thể, quản lý, lên các kế hoạch của phòng SEO. Họ cũng sẽ là người cần làm việc trực tiếp với đội ngũ ban lãnh đạo cùng các team khác để đưa ra các phương án giúp chiến lược SEO được diễn ra suôn sẻ. Với các công việc Tối ưu website, mạng xã hội và nội dung, Quản lý nội dung trang website, phân tích đánh giá Website,…

Seo manager
Seo manager

Content Creator: Content creation hay sáng tạo nội dung là quá trình nghiên cứu và tạo ra các chủ đề hấp dẫn, thu hút đối tượng mục tiêu. Công việc đa nhiệm, thường sẽ là leader của vài bạn, đảm nhiệm toàn phần nội dung của cty từ website, facebook, instagram,…

Content creator
Content creator

Social Media Manager: Là người phụ trách chính các hoạt động marketing trên các nền tảng mạng xã hội, sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok hay YouTube để đạt được các mục tiêu của bộ phận Marketing. Và công việc của Social media manager có thể thực hiện một số các công việc sau đây. Thiết kế và thực hiện các phạm vi khác nhau trên nền tảng xã hội, đo lường, kiểm tra và báo cáo về các chiến lược và chiến dịch mạng xã hội bằng các công cụ phân tích cụ thể.

Social media manager
Social media manager

Chuyên viên digital marketing là gì?

Chuyên viên digital marketing là nói về vị trí công việc liên quan đến quản lý và triển khai hoạt động marketing trên các kênh digital bao gồm: website, fanpage, tiktok… Từ chuyên viên cũng tương ứng với cấp senior, nên nó cũng được gọi là Senior Digital Marketing. Ở các cấp quản lý cao hơn thì có Digital Marketing Executive, Digital Marketing Manager, Digital Marketing Specialist. Còn nếu là một vị trí thiên về tính toán, đo lường số liệu của các phương án Marketing thì bạn làm ở bộ phận Digital Performance Marketing.

Đối với những bạn vừa tốt nghiệp cấp ba và muốn tìm hiểu các trường có đào tạo ngành Marketing, các bạn có thể tham khảo ở bộ phận tuyển sinh ở các trường. Hà Nội thì có trường Ngoại thương, Đại học kinh tế quốc dân, Học viện Báo chí, FPT, Thương Mại, HCM thì có trường: Đại học kinh tế HCM,  Đại học Tài chính- Marketing, Đại học kinh tế- tài chính. Ngoài ra, có một số trường quốc tế cũng có ngành học này: Đại học RMIT, Đại học Anh Quốc Việt Nam, Đại học Fulbright Việt Nam…

Còn nếu bạn đang muốn tìm hiểu và tham gia các khóa học ngắn hạn, bài bản về Digital Marketing,  bạn hãy tham khảo các khóa học gần nhất của Kstudy. Chúng tôi là đơn vị giáo dục đào tạo chuyên sâu về các khóa học marketing, đồng thời là đơn vị hỗ trợ triển khai, tư vấn phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp và nhiều đối tác lớn ở nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau.

 

KSTUDY- HỌC VIÊN THIẾT KẾ & DIGITAL MARKETING

Địa chỉ: Tòa nhà Hesco, 135 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Hotline: 0388.900.462

Facebook: Học viên Kstudy