Cựu học viên của của khóa Enter Digital – người phụ nữ khiếm thính mở tiệm giặt là “đặc biệt” giữa Hà Nội

“Tiệm giặt là của người điếc” không chỉ là nơi kinh doanh mà còn là nơi giúp những người khiếm thính có thêm sự tự tin, sự tôn trọng và bình đẳng trong xã hội.

Ước mơ làm nhà báo dang dở của cô gái khiếm thính

“Một nơi tuyệt vời để bạn có thể trải nghiệm một ngôn ngữ mới, có thể là cả một cách sống mới”; “Một nơi mà bạn cảm thấy mọi người tâm huyết với từng sản phẩm. Mình sẽ quay lại thêm thật nhiều lần nữa”…, đó là những lời cảm nhận, những suy nghĩ của khách hàng về một tiệm giặt là đặc biệt nhất Hà Nội – “Tiệm giặt là của người điếc”.

Nằm ở số 7 trên đường bờ sông Sét (phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội), tiệm giặt là này có quy mô khá khiêm tốn, hoạt động 24/7 với 1 quản lý, 2 nhân viên (tất cả đều là người điếc, sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với nhau).

Đáng nói, đây không chỉ là cơ sở kinh doanh mà còn là địa chỉ tạo công ăn việc làm cho người khiếm thính, nơi họ được học tập, rèn luyện giúp tự tin hơn.

"tiệm giặt là của người điếc" ra đời từ tháng 12/2020
“tiệm giặt là của người điếc” ra đời từ tháng 12/2020
Đây là nơi làm việc của 3 cô gái khiếm thính
Đây là nơi làm việc của 3 cô gái khiếm thính

Nói về sự ra đời của cửa hàng giặt là, chị Lương Kiều Thuý (SN 1991, quê ở Nam Định) cho biết, bản thân đã có ý tưởng từ rất lâu và có một lộ trình rất dài. Một phần, nó cũng là “duyên phận” đối với chị.

Bị khiếm thính từ năm 10 tuổi, những kiến thức đi học, chị Thuý đều thiệt thòi và tiếp thu chậm hơn bạn bè cùng trang lứa. Không chịu khuất phục số phận, chị vẫn cố gắng học hành, nuôi ước mơ trở thành một nhà báo.

“Tôi và mẹ đều là người khiếm thính, kiến thức được tiếp cận rất ít. Chính vì vậy tôi muốn chọn một nghề mà tiếp cận thông tin được nhiều hơn nên tôi đã nuôi ước mơ trở thành một nhà báo. Lúc học hết lớp 9, gia đình tôi chuyển đến Hà Nội sinh sống, tôi cũng lên và xin học ở một trường cấp 3 dân lập tại đây. Thực sự, đây là một giai đoạn khó khăn vì càng học lên cao, kiến thức càng khó, tôi đã xin ngồi bàn đầu và cố gắng nghe thầy cô giảng nhưng cũng không tiếp thu được. Nhiều lúc viết sai loạn lên mình cũng không hề biết, phải nhìn sang bạn mới phát hiện ra”chị Thuý kể.

Ước mơ làm nhà báo dang dở của cô gái khiếm thính

“Một nơi tuyệt vời để bạn có thể trải nghiệm một ngôn ngữ mới, có thể là cả một cách sống mới”; “Một nơi mà bạn cảm thấy mọi người tâm huyết với từng sản phẩm. Mình sẽ quay lại thêm thật nhiều lần nữa”…, đó là những lời cảm nhận, những suy nghĩ của khách hàng về một tiệm giặt là đặc biệt nhất Hà Nội – “Tiệm giặt là của người điếc”.

Nằm ở số 7 trên đường bờ sông Sét (phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội), tiệm giặt là này có quy mô khá khiêm tốn, hoạt động 24/7 với 1 quản lý, 2 nhân viên (tất cả đều là người điếc, sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với nhau).

Đáng nói, đây không chỉ là cơ sở kinh doanh mà còn là địa chỉ tạo công ăn việc làm cho người khiếm thính, nơi họ được học tập, rèn luyện giúp tự tin hơn.

Ước mơ làm nhà báo không thành, người phụ nữ khiếm thính mở tiệm giặt là đặc biệt giữa hà nội - ảnh 1.

“Tiệm giặt là của người điếc” ra đời từ tháng 12/2020

Ước mơ làm nhà báo không thành, người phụ nữ khiếm thính mở tiệm giặt là đặc biệt giữa hà nội - ảnh 2.

Đây là nơi làm việc của 3 cô gái khiếm thính

Nói về sự ra đời của cửa hàng giặt là, chị Lương Kiều Thuý (SN 1991, quê ở Nam Định) cho biết, bản thân đã có ý tưởng từ rất lâu và có một lộ trình rất dài. Một phần, nó cũng là “duyên phận” đối với chị.

Bị khiếm thính từ năm 10 tuổi, những kiến thức đi học, chị Thuý đều thiệt thòi và tiếp thu chậm hơn bạn bè cùng trang lứa. Không chịu khuất phục số phận, chị vẫn cố gắng học hành, nuôi ước mơ trở thành một nhà báo.

“Tôi và mẹ đều là người khiếm thính, kiến thức được tiếp cận rất ít. Chính vì vậy tôi muốn chọn một nghề mà tiếp cận thông tin được nhiều hơn nên tôi đã nuôi ước mơ trở thành một nhà báo.

Lúc học hết lớp 9, gia đình tôi chuyển đến Hà Nội sinh sống, tôi cũng lên và xin học ở một trường cấp 3 dân lập tại đây. Thực sự, đây là một giai đoạn khó khăn vì càng học lên cao, kiến thức càng khó, tôi đã xin ngồi bàn đầu và cố gắng nghe thầy cô giảng nhưng cũng không tiếp thu được. Nhiều lúc viết sai loạn lên mình cũng không hề biết, phải nhìn sang bạn mới phát hiện ra”, chị Thuý kể.

Tiệm giặt là đặc biệt của ba cô gái khiếm thính ở Hà Nội

Học hết cấp 3, chị Thuý thi đỗ trường Cao đẳng truyền hình, bước đầu của ước mơ đã được thực hiện. Thế nhưng, khi hoàn thành chương trình cao đẳng, chị Thuý nhận ra rằng: “Nghề báo không dành cho người khiếm thính”.

Tiệm giặt là của người điếc ra đời

Từ bỏ ước mơ, Thuý tập trung vào bán hàng online rồi lấy chồng, sinh con. Đến năm 2018, Thúy bắt đầu đi làm photoshop tại một công ty xã hội. Tại đây, chị đã được tiếp cận nhiều dự án về “nghiên cứu việc làm của người điếc”.