Đa số doanh nghiệp sẽ quen thuộc hơn với các khái niệm: Chiến lược, chiến dịch marketing hơn là chiến thuật marketing. Tuy nhiên, chiến thuật marketing lại là một thành tố quan trọng để giúp cho các chiến lược và chiến dịch marketing đạt được sự hiệu quả. Xét về mức độ vai trò, chiến thuật có vai trò thấp hơn nhiều so với chiến dịch và chiến lược nhưng để xét về mức độ thành công của một chiến dịch hay chiến lược ở doanh nghiệp thì chiến thuật marketing lại mang vai trò quan trọng.
Chiến thuật marketing là gì?
Giải đáp câu hỏi đang được nhiều bạn quan tâm lúc này “Chiến thuật Marketing là gì? hiểu đơn giản Chiến thuật marketing ( Marketing Tactics ) là các phương pháp, hoạt động chi tiết giúp doanh nghiệp hoàn thành các kế hoạch và mục tiêu được mô tả trong chiến lược tổng thể.
Trong đó, khái niệm chiến lược mang tính tổng quát và chi tiết, nó bao gồm cả khái niệm chiến dịch và chiến thuật ở trong đó. Chiến thuật là nói đến các công cụ triển khai marketing cụ thể để giúp các chiến dịch, chiến lược đạt được mục tiêu đề ra. Còn chiến dịch là hướng đến các hoạt động quảng bá và tiếp thị của sản phẩm trên nhiều phương diện khác nhau.
Trong một chiến dịch marketing sẽ bao gồm nhiều loại nhiều chiến thuật marketing khác nhau. Thông thường, mỗi doanh nghiệp sẽ triển khai 1 chiến dịch marketing ở từng giai đoạn nhất định nên mỗi chiến thuật marketing sẽ đáp ứng mục tiêu của một chiến dịch cụ thể.
Các chiến thuật marketing mà bạn nên biết
Có hàng chục chiến thuật marketing được áp dụng trong mô hình quản lý và phát triển marketing nói chung. Với mục đích của danh sách này giúp các bạn chọn được các chiến thuật phù hợp, thực hiện để biến nó thành mục tiêu của mình thành hiện thực.
Social Media Marketing
Social Media Marketing là chiến dịch tiếp thị trên các nền tảng mạng xã hội nhằm xây dựng mối quan hệ với khách hàng và tăng độ nhận diện với thương hiệu thông qua các nội dung sáng tạo và tương tác với người dùng, khách hàng trên nền tảng mạng xã hội.
Khi sử dụng nền tảng này doanh nghiệp sẽ tiếp cận được nhiều, đông đảo khách hàng mục tiêu. Tạo ra được những lượt tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng tạo nên sự thân thiện và gần gũi hơn. Là nền tảng quảng bá thương hiệu, tăng nhận diện của thương hiệu, bên cạnh đó doanh nghiệp có thể theo dõi, đo lường được quá trình diễn ra chiến dịch để đạt đáp ứng kịp thời những ảnh hướng xấu, và thu về những kết quả tốt.
Content Marketing
Tạo ra những nội dung hữu ích để thu hút khách hàng tiềm năng biết đến doanh nghiệp. Content cho phép các công ty xây dựng mối quan hệ với đối tượng khách hàng mục tiêu đồng thời cải thiện xếp hạng công cụ tìm kiếm. Ngoài ra khi viết content hay doanh nghiệp sẽ thu hút được nhiều khách hạng tiềm năng.
Việc tạo nhiều nội dung cũng rấy hữu ích, giúp doanh nghiệp có thể hiểu được khách hang mục tiêu của mình muốn gì, thời gian online và hành vi của khách hàng. Để điều chỉnh chiến lược marketing phù hợp. Loại nội dung này có thể bao gồm blog, White paper, Podcast, Infogrpahic và video.
PPC – Quảng Cáo Trực Tuyến
Điển hình là một loại chiến thuật tiếp thị trả tiền, trong đó bạn mua vị trí của nội dung không giống như các loại tác phẩm điển hình xuất hiện trong một ấn phẩm hoặc một phương tiện khác.
Có các loại hình quảng cáo phổ biến:
- Quảng cáo Facebook Ads
- Quảng cáo Google Ads
- Quảng cáo tạp chí,…
Nhiều doanh nghiệp nghĩ đến marketing là sẽ nghĩ ngay đến chạy quảng cáo ở các kênh truyền thông cơ bản. Trên thực tế, nó được xem là một chiến thuật hoặc một giải pháp marketing để đạt mục tiêu về doanh số bán hàng hoặc nâng cao nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp mà thôi.
PR – Trương Trình Tài Trợ
Một trong những chiến thuật đem lại hiệu quả truyền thông và sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới cộng đồng là thông qua các chương trình tài trợ. So với chiến thuật quảng cáo để thu về doanh số bán hàng trực tiếp. chương trình tài trợ giúp thương hiệu có được sự uy tín và nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu hiệu quả hơn với các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
- Sự kiện (Event)
- Hội thảo trên các trang web (Wbinar)
Tạo ra các hiệu ứng tích cực của công chúng và người tiêu dùng, khách hàng sẽ có cái nhìn tích cực về doanh nghiệp.
KOLs / Influencer – Tiếp Thị Người Ảnh Hưởng
Influencer là cá nhân có tầm ảnh hưởng nhất định đến quyết định mua hàng, có khả năng kết nối và tác động đến hành vi, và suy nghĩ mua hàng của khách hàng.
Influencer – Người ảnh hưởng được đông đảo các doanh nghiệp, công ty đã triển khai thành công. Bên cạnh đó chiến lược Marketing này cũng phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp. Tận dụng mức độ nổi tiếng, ảnh hưởng của một cá nhân thì mức độ nhận diện của doanh nghiệp sẽ cao hơn và được sự quan tâm từ phía khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp. Đối với chiến lược này khách hàng sẽ được nghe, nhìn, đánh giá sản phẩm, thì dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có mức độ tin cậy cao hơn.
Ví dụ: Sử dụng Influencer của Biti’s Hunter trong các chiến dịch IMC
Để đánh dấu một năm trôi qua Biti’s Hunter đã đồng hành cùng Shoobin Hoàng Sơn hợp tác MV ” Đi Để Trở Về ” với điểm nhấn là quảng bá sản phẩm giày Biti’s Hunter Feast đồng hành cùng nam ca sĩ trong một hành trình dài và xuyên suốt MV . Điều đó đã giúp Biti’s đạt được sự trở lại ngoạn mục, chiến lược truyền thông hiệu quả, và khởi đầu hàng loạt các chiến dịch khác.
Affiliiate – Tiếp thị liên kết
Tiếp thị liên kết vốn là một hình thức kinh doanh nổi tiếng đem lại thu nhập không nhỏ cho cá nhân và doanh nghiệp. Cũng giống như chiến thuật giới thiệu, tiếp thị liên kết cũng tạo thêm được hiệu ứng truyền thông lớn cho doanh nghiệp.
Các nội dung phổ biến:
- Các video trên nền tảng Tiktok
- Bài viết trên Blog
- Tiếp thị sản phẩm
SEO – Search Engine Optimization
SEO ( Search Engine Optimization ) là tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm và nâng cao thứ hạng của website. Nhờ đó khách hàng sẽ tìm thấy các từ khóa, và khách hàng sẽ dễ dạng nhìn thấy website hơn. Khi khách hàng muốn tìm hiểu một sản phẩm nào đó thì khách hàng thường có xu hướng chung là tìm kiếm trên các nền tảng tìm kiếm. Việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là để tiếp cận khách hàng tiềm năng và hiệu quả mang lại những giá trị lợi ích cho doanh nghiệp.
Các chiến thuật marketing khác
Ngoài ra, còn rất nhiều chiến thuật marketing khác mà có lẽ bạn chưa biết tới. Nắm tốt trong tay các chiến thuật marketing, bạn có thể giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả quảng bá thương hiệu một cách tối ưu.
- Chiến thuật tương tác: bạn chủ động tương tác trên trang mạng xã hội, hội nhóm xã hội
- Chiến thuật sự kiện: tổ chức sự kiện lôi kéo sự chú ý của cộng đồng
- Chiến thuật livestream: chứng minh sản phẩm bạn đang có, kích thích nhu cầu mua hàng
- Chiến thuật cá nhân hoá: thể hiện bản sắc riêng của doanh nghiệp qua bộ nhận diện thương hiệu, tư vấn và chăm sóc khách hàng…
- Chiến thuật tự động hoá tiếp thị: áp dụng ứng dụng công nghệ vào chu trình marketing
- Chiến thuật hợp tác, đối tác: nâng cao độ nhận diện thương hiệu
- Chiến thuật quản lý nội dung, cung cấp nội dung
- Chiến thuật Pr: đăng tải thông tin quảng cáo trên các kênh truyền thông lớn
- Chiến thuật tái sử dụng: tận dụng những nguồn nội dung nổi tiếng sẵn có,
- Chiến thuật xuất bản: quảng cáo thông qua ấn phẩm nội dung chia sẻ kiến thức
- Chiến thuật tổ chức cuộc thi
- Chiến thuật du kích: đăng tải nội dung, thông điệp ngẫu nhiên
Còn nếu bạn đang muốn tìm hiểu và tham gia các khóa học ngắn hạn, bài bản về digital marketing, bạn hãy tham khảo các khóa học gần nhất của Kstudy. Chúng tôi là đơn vị giáo dục đào tạo chuyên sâu về các khóa học marketing, đồng thời là đơn vị hỗ trợ triển khai, tư vấn phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp và nhiều đối tác lớn ở nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau.
KSTUDY- HỌC VIÊN THIẾT KẾ & DIGITAL MARKETING
Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Kstudy, CT3, KĐT Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0388.900.462
Facebook: Học viên Kstudy