Rất nhiều bạn hiện nay vẫn còn hiểu sai về khái niệm tiếp thị và chiến lược tiếp thị trong marketing. Tiếp thị và bán hàng là hai khái niệm rất khác nhau, trong khi đó khái niệm của tiếp thị bao hàm nhiều ý nghĩa sâu sa hơn bán hàng. Cùng Kstudy  tìm hiểu sâu hơn vào khái niệm này ở bài viết dưới đây cũng như hiểu cách để xây dựng một chiến lược tiếp thị hiệu quả. 

Chiến lược tiếp thị là gì?

Để hiểu sâu hơn về chiến lược tiếp thị thì đầu tiên chúng ta phải hiểu được “ Tiếp thị là gì?” Tiếp thị là thiết lập quy trình cung cấp và trao đổi dịch vụ có giá trị cho khách hàng một cách tối ưu nhất. Như vậy “ Chiến lược tiếp thị ” là kế hoạch, mục tiêu chi tiết và tổng thể để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng mục tiêu. 

Chien-luoc-tiep-thi
Chiến lược tiếp thị

Các chiến lược tiếp thị mang tính kế hoạch dài hạn và có mục đích hướng đến những gì mà doanh nghiệp làm trong tương lai, và những người marketer sẽ có các nhiệm vụ cung cấp các nội dung hướng dẫn, dữ liệu, cách thức triển khai một chiến dịch. Một chiến lược tiếp thị tốt cần phải đầy đủ các yếu tố đầy đủ về nhân khẩu học, chân dung khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, thông điệp truyền tải, và các yếu tố khác nhằm tăng doanh thu của tổ chức. 

Xây dựng một chiến lược tiếp thị bài bản sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Trong đó có 4 lợi ích cơ bản và trọng tâm nhất là:

  • Tiếp cận đối tượng mục tiêu hiệu quả
  • Sử dụng ngân sách Marketing hợp lý
  • Tăng cường tính nhất quán và nâng cao hiệu quả của tiếp thị
  • Đo lường và đánh giá được hiệu quả vốn đầu tư cho marketing

Việc không xây dựng được chiến lược tiếp thị hiệu quả, doanh nghiệp sẽ bị thất thoát khá nhiều tiền cho hoạt động tiếp thị. Hai nữa là doanh nghiệp không kiểm soát được dòng tiền đổ vào đầu tư cho hoạt động tiếp thị và gia tăng nhiều rủi ro về tài chính cho doanh nghiệp. Chiến lược tiếp thị sẽ được tiến hành xây dựng trước khi đưa ra các chiến dịch marketing tổng quát cho doanh nghiệp. 

Cách để xây dựng một chiến lược tiếp thị hiệu quả?

Để xây dựng một chiến lược tiếp thị hiệu quả, doanh nghiệp sẽ tiến hành qua các bước sau. 

Bước 1: Xác định mục tiêu tiếp thị

Mục tiêu tiếp thị về cơ bản sẽ là thiết lập quy trình bài bản và tinh gọn để cung cấp và trao đổi dịch vụ mang lại giá trị cho khách hàng. Kết quả của chiến lược tiếp thị là bạn cần xây dựng được quy trình bán hàng cũng như cần cân đối quay vòng vốn sau khi kết thúc mỗi chu kỳ bán hàng ra sao. Xác định lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được sau khi kết thúc mỗi chu kỳ để có giải pháp điều chỉnh và đưa ra các mục tiêu tiếp thị mới theo từng giai đoạn. 

Xac-dinh-muc-tieu-tiep-thi
Xác định mục tiêu tiếp thị

Bước 2: Thực hiện phân tích SWOT để nắm rõ ưu và nhược điểm hiện có của doanh nghiệp

Bước tiếp theo, bạn cần phân tích để làm rõ đang ưu nhược điểm hiện có của doanh nghiệp. Phân tích các cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp ở thị trường, để từ đó đưa ra những giải pháp để thuyết phục.  

Bước 3: Tìm hiểu về khách hàng

Việc tìm hiểu về khách hàng là rất quan trọng để doanh nghiệp có thể hiểu được nhu cầu, sở thích,  tâm lý và hành vi mua hàng của khách hàng. Từ đó,  doanh nghiệp có thể phát triển các sản phẩm, ra mắt các sản phẩm mới, sửa lại các lỗi ở sản phẩm không thu hút được nhiều khách hàng và dịch vụ phù hợp hơn với khách hàng với khách hàng. tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo được các điểm nhấn, sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. 

Để hiểu được khách hàng, doanh nghiệp cần phải thu thập đầy đủ các thông tin như về độ tuổi, giới tính, thu thập, nghề nghiệp,….Bằng cách sử dụng các công cụ hay c

các phương phương pháp như khảo sát, phỏng vấn, quan sát và phân tích dữ liệu có thể được sử dụng để thu thập thông tin về khách hàng. 

Bước 4: Hiểu rõ sản phẩm và nguồn lực của doanh nghiệp

Để hiểu rõ sản phẩm và nguồn lực hiện, một người làm marketer phải hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đang ở trên thị trường hoặc sắp ra mắt, để biết được các điểm yếu điểm mạnh và các thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt trên thị trường ngành hàng. Để từ đó  xác định được mục tiêu chiến lược marketing và tối ưu được ngân sách, thời gian và nguồn nhân lực. 

Bước 5: Xác định mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn

Doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu bán hàng cụ thể cho từng giai đoạn để tối ưu nguồn lực và ngân sách hiện có của doanh nghiệp. Như đầu tiên phải phải xem dự án này mình cần đi những bước nào, phát triển trên những kênh gì? chính vì vậy doanh nghiệp cần phải phân tích và xác định các giai đoạn của dự án. Tìm ra một mục tiêu chung cho mỗi giai đoạn rất là quan trọng để đảm bảo rằng toàn bộ dự án tiến hành với một mục tiêu cụ thể. 

Sau khi xác định mục tiêu chung cho mỗi giai đoạn, doanh nghiệp cần phải xác định được các mục cụ thể cho từng giai đoạn cần triển khai những gì. 

Ví dụ:  Bảng kế hoạch 12 tháng cho chiến dịch

Jpeg optimizer ke hoach

Bước 6: Lập kế hoạch marketing tổng thể

Lập kế hoạch marketing tổng thể giúp doanh nghiệp có được một chiến lược phù hợp để quảng bá, tiếp thị sản phẩm đến tay khách hàng mục tiêu. Bằng cách lập kế hoạch này doanh nghiệp sẽ quản lý được thời gian và ngân sách phải chi trả cho chiến dịch. 

Bước 7: Phân tích hiệu suất và đo lường kết quả thực hiện

Cuối cùng, bạn cũng đừng quên phân tích hiệu suất và đo lường kết quả thực hiện. Hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp sẽ khác nhiều so với việc bán hàng tự phát của cá nhân. Bạn cần tính toán kỹ lưỡng lợi nhuận mà bạn có thể đạt được cũng như cần xác định điểm hoà vốn và mức hiệu quả ở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ra sao. 

Kết hợp tiếp thị – Các điểm cốt lõi của một chiến lược tiếp thị? 

Khi lập một chiến lược tiếp thị, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường ngành hàng, tìm hiểu về những cách thức phát triển của đối thủ cạnh tranh để biết đối thủ cạnh tranh và xác định được các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng biến khách hàng tiềm năng thành người tiêu dùng thân quen sản phẩm và dịch vụ của mình. 

Sau khi tìm hiểu và có dữ liệu về thị trường và khách hàng chúng ta cần  tập hợp các phương pháp cốt lõi của tiếp thị bao gồm sản phẩm, giá bán, địa điểm, và khuyến mãi. Các phương pháp này tham gia vào việc quảng bá, nhận diện thương hiệu, các sản phẩm kinh doanh,…Của thương hiệu, bên cạnh đó còn giúp tổ chức nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh. 

Ket-hop-tiep-thi
Kết hợp tiếp thị

Để đảm bảo đúng, đem lại hiệu quả trong các chiến dịch doanh nghiệp triển khai về các điểm cốt lõi trong các phương pháp tiếp thị, doanh nghiệp cần phải đảm bảo trên các yếu tố sau:

Sản phẩm

Chúng ta được biết sản phẩm là hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho đối tượng khách hàng mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ. Sản phẩm phải đáp ứng trên các tiêu chí ví dụ trên các phương diện như sạch, đẹp, hay sản phẩm tiêu dùng nhanh tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Để sản phẩm thành công, một tổ chức nên hiểu vòng đời của sản phẩm và các xử ls sản phẩm ở mỗi giai đoạn trong vòng đời sản phẩm. Tìm hiểu bên đối thủ cạnh tranh sản phẩm của họ có những đặc điểm nổi bật nào hơn so với sản phẩm của doanh nghiệp. 

Giá Bán 

Giá của một sản phẩm là giá trị của một sản phẩm, và nó là một yếu tố quyết định quan trọng đến doanh thu của doanh nghiệp. Khi đưa ra một mức giá cho sản phẩm thì doanh nghiệp cần phải xem xét trên thị trường như nào? Giá của bên đối thủ?,… Để từ đó đưa ra một mức giá phù hợp, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. 

Địa điểm 

Địa điểm đề cập đến vị trí nơi các sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức sẽ có sẵn để bán. Các nhà tiếp thị nên xác định nơi bán sản phẩm và cách các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đến nhà phân phối, các cửa hàng bán lẻ. Các nhà phân phối bán lẻ, buôn phải đảm bảo các vị trí không chỉ dễ tiếp cận khách hàng mà còn phải đặt sản phẩm ở vị trí thuận tiện, dễ nhìn 

Khuyến mãi, Khuyến mại 

Được hiểu đơn giản như doanh nghiệp mang đến những ưu đãi đến với các nhà bán buôn, bán lẻ. Và ngược lại các nhà bán buôn bán lẻ đem lại những ưu đãi đặc biệt đến khách hàng, người mua và tiêu dùng sản phẩm. 

Trừ khi mức độ đầu tư vốn kinh doanh ban đầu của bạn không quá lớn, và bạn không đặt yêu cầu cao vào doanh số đầu ra, còn một khi bạn muốn kiểm soát được hiệu quả kinh doanh của mình, bạn cần có chiến lược tiếp thị khoa học và bài bản ngay từ đầu. 

 

Còn nếu bạn đang muốn tìm hiểu và tham gia các khóa học ngắn hạn, bài bản về digital marketing,  bạn hãy tham khảo các khóa học gần nhất của Kstudy. Chúng tôi là đơn vị giáo dục đào tạo chuyên sâu về các khóa học marketing, đồng thời là đơn vị hỗ trợ triển khai, tư vấn phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp và nhiều đối tác lớn ở nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau. 

 

KSTUDY- HỌC VIÊN THIẾT KẾ & DIGITAL MARKETING

Địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà Kstudy, CT3, KĐT Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0388.900.462

Facebook: Học viên Kstudy