Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao mình nhớ tới thương hiệu A đầu tiên khi chọn ngành hàng đó không? Ví dụ như quần áo bẩn thì mua OMO, hạt nêm Knorr được hầm từ xương, nha sĩ khuyên dùng Colgate,…

 

Đó là bởi vì các nhãn hàng đã vận dụng và chuẩn bị những chiến lược sáng tạo trong truyền thông marketing vô cùng kỹ lưỡng và đạt hiệu quả cao. Trong bài viết này, chúng ta cũng tìm hiểu sâu hơn về chiến lược sáng tạo trong truyền thông marketing nhé

Chiến lược sáng tạo là gì?

Chiến lược sáng tạo là một kế hoạch sản xuất và phát triển ra những nội dung, ý tưởng mới có giá trị nhằm mục đích thu hút khán giả và tạo tỉ lệ chuyển đổi.

Đây là một phương thức sử dụng những cách thức sáng tạo chuyên nghiệp nhằm giải quyết những vấn đề trong khán giả, tăng sự tương tác và tạo trải nghiệm ý nghĩa, tác động tới công chúng mục tiêu.

Chien luoc sang tao

Một chiến lược sáng tạo thành công phải trải qua quy trình có hệ thống như nghiên cứu, phân tích, xây ý tưởng, tạo mẫu thử và kiểm tra để tạo ra một giải pháp có ý nghĩa và có hiệu quả tới công chúng mục tiêu. 

Chiến lược sáng tạo có thể được áp dụng trong một loạt các lĩnh vực bao gồm: quảng cáo, tiếp thị, thiết kế và nghệ thuật.

 

Chiến lược sáng tạo trong truyền thông marketing

Đây là chiến lược mà các nhà marketing thường xuyên sử dụng để sáng tạo ra ý tưởng mới, thiết kế chiến dịch truyền thông, phát triển những kênh tương tác nhằm truyền thông thông điệp của thương hiệu một cách hiệu quả và gần gũi nhất.

Chiến lược sáng tạo trong truyền thông Marketing bao gồm một số hoạt động chính.

 

1. Hiểu đối tượng mục tiêu: 

Bước đầu tiên trong việc tạo ra một chiến lược sáng tạo hiệu quả là hiểu đối tượng mục tiêu cũng như nhu cầu, sở thích và hành vi của họ. Điều này liên quan đến việc tiến hành nghiên cứu thị trường và phân tích dữ liệu người tiêu dùng để nắm rõ hơn về nhân khẩu học, tâm lý học và thói quen mua hàng của họ.

Chiến lược sáng tạo hiệu quả khi hiểu đối tượng mục tiêu

2. Xác định thương hiệu: 

Bước tiếp theo là xác định thương hiệu và thông điệp của công ty. Điều này liên quan đến việc tạo ra một tuyên bố định vị thương hiệu, tinh thần và bản sắc hình ảnh sẽ được sử dụng nhất quán trên tất cả các hoạt động truyền thông tiếp thị.

Xác định thương hiệu trong chiến lược sáng tạo

3. Đặt mục tiêu: 

Nhóm tiếp thị phải đặt mục tiêu cụ thể, có thể đo lường và có khả năng đạt được cho chiến dịch. Điều này giúp đảm bảo rằng chiến lược sáng tạo phù hợp với các mục tiêu tiếp thị tổng thể và giúp đo lường thành công của nó.

Đặt mục tiêu cho chiến lược sáng tạo

4. Lên ý tưởng: 

Giai đoạn lên ý tưởng là việc tạo ra ý tưởng và khái niệm sao cho phù hợp với mục tiêu và thông điệp của thương hiệu. 

Điều này có thể được thực hiện dựa trên quá trình suy nghĩ, dữ liệu khách hàng mục tiêu hoặc xu hướng thị trường.

Lên ý tưởng cho chiến lược sáng tạo

5. Tạo mẫu:

Nói dễ hiểu hơn thì đây như là một bản nháp cho bản kế hoạch cuối trước khi được sử dụng. Bạn sẽ cần thiết kế và phát triển thử mẫu những nội dung, chủ đề tiếp thị mà bạn sẽ tiến hành trong chiến dịch.

Điều này bao gồm phát triển các chủ đề cho quảng cáo, thư ngỏ, bài đăng trên mạng xã hội và các công cụ tiếp thị khác.

Tạo mẫu thử cho chiến lược sáng tạo

6. Sửa đổi: 

Cuối cùng, chiến lược sáng tạo được sửa đổi và các bản thảo cuối cùng được tạo ra. Nhóm tiếp thị sẽ xem xét và kiểm tra các nội dung để đảm bảo rằng chúng có thật sự hiệu quả và truyền đạt đúng thông điệp mong muốn đến đối tượng mục tiêu.

Sửa đổi chiến lược sáng tạo

Tổng kết: 

  • Chiến lược sáng tạo là một kế hoạch sản xuất và phát triển ra những nội dung, ý tưởng mới có giá trị nhằm mục đích thu hút khán giả và tạo tỉ lệ chuyển đổi.
  • Chiến lược sáng tạo trong truyền thông Marketing bao gồm: hiểu đối tượng mục tiêu, xác định thương hiệu, đặt mục tiêu, lên ý tưởng, tạo mẫu và sửa đổi.

Có thể bạn quan tâm:

Phương pháp sáng tạo SCAMPER

Làm sao để sáng tạo đúng cách

Sáng tạo trong quảng cáo, cuộc chơi không dễ dành cho “tay mơ”