Nếu nói marketing thì nó là một thuật ngữ khá rộng, liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau trong doanh nghiệp. Nhưng để áp dụng và triển khai thành công marketing ở doanh nghiệp sao cho tối ưu chi phí và hiệu quả thì người ta sẽ đề cập đến khái niệm: Chiến dịch marketing. Vậy chiến dịch marketing có nghĩa là gì và có những mô hình chiến dịch marketing thành công nào, mời bạn cùng Kstudy. theo dõi ở bài viết dưới đây.
1. Chiến dịch marketing là gì?
Chiến dịch marketing là nói về các chiến dịch, các hoạt động quảng bá và tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp qua các loại phương diện khác nhau. Bao gồm cả quảng cáo truyền thống: TVC, báo giấy,…hay quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số digital: Trang mạng xã hội, trang báo điện tử… Mỗi chiến dịch marketing đòi hỏi doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình kế hoạch và phương án tiếp cận khách hàng bài bản và cần phù hợp với mục tiêu chung mà doanh nghiệp đã đề ra. Các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì chiến dịch marketing càng phức tạp và tốn kém hơn. Ngoài ra, quy mô và chi phí cho mỗi một chiến dịch tuỳ thuộc vào từng giai đoạn và ngân sách mà doanh nghiệp đã cân đối từ trước.

Mỗi một chiến dịch marketing sẽ cần trải qua ít nhất là 7 công đoạn
- Bước 1: Xác định mục tiêu marketing
Đây là một yếu tố vô cùng cần thiết trong một kế hoạch Marketing, là nền gốc của kế hoạch phát triển sản phẩm sao cho phù hợp đối tượng khách hàng mình đưa ra cùng với việc xác định được mức giá, địa điểm bán (Phân phối) phù hợp với khách hàng. Mỗi một chiến dịch sẽ có mục tiêu khác nhau, nó có thể hướng tới việc gia tăng khách hàng mới trong một khoảng thời gian cụ thể hoặc có thể gia tăng sự trải nghiệm của khách hàng có thể quay lại vào các đợt mua tiếp theo. Từ những việc xác định mục tiêu trên doanh nghiệp có thể xây dựng được ngân sách phù hợp.
- Bước 2: Nghiên cứu và phân tích thị trường
Mục đích của việc nghiên nghiên cứu thị trường là xem xét thị trường hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể để xác định xem khách hàng của mình đón nhận sản phẩm như thế nào. Hiểu về thị trường và sự cạnh tranh của doanh nghiệp là cách tốt nhất để định hình một chiến lược marketing.
- Bước 3: Xác định phân khúc thị trường
Xác định phân khúc thị trường là phân chia thị trường khách hàng mục tiêu thành các nhóm cụ thể và có thể tiếp cận. Phân khúc thị trường được dựa trên nhân khẩu học, nhu cầu, sở thích, hành vi chung và tâm lý của khách hàng mục tiêu. Từ đó các chiến lược chiển khai được hiệu quả hơn.
- Bước 4: Xác định thị trường mục tiêu
Việc lựa chọn đúng thị trường mục tiêu, sẽ quyết định đến các yếu tố quan trọng của sản phẩm ví dụ như giá cả của sản phẩm, đóng gói, bao bì,…, doanh thu.
- Bước 5: Xác định các giải pháp marketing cụ thể để đạt được mục tiêu đề
Giải pháp marketing bao gồm các nội dung về sản phẩm, thương hiệu, thông điệp truyền thông, giá cả, nhân lực và tài chính.
- Bước 6: Lập kế hoạch và tiến hành theo từng bước
Lập lên một plan content chiến dịch viết rõ nội dung, những mục cần phải triển khai trên, các công việc quản lý và cần phải thực hiện. Để triển khai chiến dịch doanh nghiệp cần lựa chọn các hình thức phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu, Phù hợp với ngân sách.
- Bước 7: Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh chiến dịch
Đây là bước cuối cùng trong một chiến dịch truyền thông marketing liên quan đến việc theo dõi và phân tích kết quả, hiệu suất của chiến dịch đã đem lại dựa trên kết quả của chiến dịch bạn có thể xem được các kênh đang triển khai, kênh nào được phản hồi nhanh nhất, tốt nhất, và thu hút được nhiều khách hàng mục tiêu. Đồng thời đưa ra các điều chỉnh những điểm chưa phù hợp, chưa được ổn định, để tránh các trường hợp như chạy chiến dịch nhưng không hiệu quả điều đó gây lãng phí ngân sách, thời gian và nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Ở mỗi một đơn vị thương hiệu, để quảng bá được thương hiệu thành công cũng như thu được lợi nhuận tốt từ các chiến dịch marketing, mỗi một thương hiệu lại có phương cách và chiến dịch marketing đặc thù của mình.
2. Các chiến dịch marketing thành công của các thương hiệu lớn
Để giúp các bạn hình dung được tốt hơn về các chiến dịch marketing thành công đã có trong lịch sử, những chiến dịch giúp cho các thương hiệu lớn chiếm lĩnh được thị phần một cách nhanh chóng hơn so với các thương hiệu khác cùng thời. Chúng ta cùng tham khảo nội dung dưới đây.
Chiến dịch marketing của Coca-Cola: thương hiệu nhất quán nhất lịch sử
Coca-cola là loại đồ uống có ga đầu tiên trong lịch sử đồng thời cũng là thương hiệu áp dụng chiến dịch marketing trung thành với duy nhất một loại hình ảnh sản phẩm duy nhất. Mẫu mã đồ uống của Coca-Cola đã không có gì thay đổi trong suốt hơn 100 năm hoạt động của thương hiệu.

Chiến dịch marketing của Bitis- Đi để trở về
Bitis vốn là một thương hiệu giày dép nổi tiếng của Việt Nam nhưng đang có xu hướng bị các loại giày dép của Trung Quốc lấn át về thị phần. Năm 2017, với chiến dịch marketing đồng tài trợ cho MV ca nhạc Lạc trôi của Sơn Tùng M TP và Mv Đi để trở về của Soobin Hoàng Sơn mà Biti’s đã dành được tiếng vang lớn cho thương hiệu.

Chiến dịch truyền thông của Nike- Just do it
Có một số thương hiệu trở nên nổi tiếng một cách thần kỳ chỉ nhờ vào câu slogan của thương hiệu. Nike được xem là một minh chứng điển hình. Slogan Just do it của Nike được rất nhiều khách hàng biết tới và yêu thích. Nó trở thành tâm điểm tạo nên thành công cho các chiến dịch quảng cáo và truyền thông khác của thương hiệu.
Chiến dịch marketing của Apple- trái táo khuyết
Trong khi Nike thắng lớn nhờ slogan chất, thì Apple dành được sự chú ý của người tiêu dùng nhờ biểu tượng logo của thương hiệu. Hình ảnh trái táo khuyết vừa gần gũi, giản dị với mọi người nhưng lại vừa có tính sáng tạo và độc đáo cao. Và nó trở thành bí quyết mang lại thành công vang dội cho Apple trên thị trường.

Chiến dịch marketing của Pepsi- cà khịa lại thông điệp của Coca-Cola
Trong khi Coca-cola là thương hiệu đồ uống có sức công phá mạnh trên thị trường nhưng Pepsi lại tỏ ra là một đối thủ lì lợm không kém. Rất nhiều chiến dịch marketing của thương hiệu này ra mắt với mục đích duy nhất là cà khịa lại các thông điệp quảng cáo của Coca-Cola. Ví dụ như chiến dịch quảng cáo Halloween 2014, Coca-cola tung thông điệp: Chúc bạn một mùa Halloween đáng sợ” thì Pepsi ra thông điệp đối chọi: Mọi người đều muốn trở thành anh hùng.
Chiến dịch “Vươn cao Việt Nam” của Vinamilk
Vinamilk là một thương hiệu có độ nổi về thương hiệu không chỉ lớn mạnh ỏ tỏng nước mà còn ở nhiều noi trên thế giới. Nhưng nếu tìm hiểu về các chiến dịch marketing của đơn vị, bạn sẽ thấy nổi bật như chiến dịch “Vươn cao Việt Nam” là chiến dịch kết hợp giữa Sự kiện gây quỹ từ thiện cho 40 nghìn trẻ em nghèo và kết hợp vói các kênh truyền thông quảng cáo bao gồm truyền hình, báo đài và các KOLs. Hiệu quả chiến dịch thu lại cho Vinamilk là con số kinh doanh không thể tính toán được cụ thể trên giấy tờ.
Chiến dịch gây tranh cãi của Điện Máy Xanh
Năm 2016, Điện Máy Xanh từng tạo chiến dịch quảng cáo gây sức hút rầm rộ trên các trang mạng xã hội bỏi các đoạn clip quảng cáo với đoàn người xanh nhảy nhót với điệu bộ hài hước. Mặc dù nó nhận được nhiều ý kiến trái chiều nhưng đã tạo ra một cơn sốt thông tin mạnh mẽ trên cộng đồng mạng vào thời điểm đó.
Còn nếu bạn đang muốn tìm hiểu và tham gia các khóa học ngắn hạn, bài bản về digital marketing, bạn hãy tham khảo các khóa học gần nhất của Kstudy. Chúng tôi là đơn vị giáo dục đào tạo chuyên sâu về các khóa học marketing, đồng thời là đơn vị hỗ trợ triển khai, tư vấn phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp và nhiều đối tác lớn ở nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau.
KSTUDY- HỌC VIÊN THIẾT KẾ & DIGITAL MARKETING
Địa chỉ: Tòa nhà Hesco, 135 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0388.900.462
Facebook: Học viên Kstudy