Trong thiết kế, việc chọn phong cách thiết kế phù hợp là vô cùng quan trọng. Phong cách thiết kế sẽ tạo nên sự độc đáo và thể hiện cái nhìn tổng quan nội dung ấn phẩm của bạn.
Dưới đây là một số phong cách thiết kế mà các designer không thể bỏ qua để tạo ra những sản phẩm đẹp, hấp dẫn và chuyên nghiệp.
1. 3D
Phong cách thiết kế 3D là sự phát triển của thiết kế 2D, cho phép các đối tượng và hình ảnh được tạo ra với độ chi tiết cao và hiệu ứng chuyển động đầy sáng tạo.
Đây là phong cách thiết kế phổ biến trong các ứng dụng và trò chơi điện tử.
2. Hologaphic
Holographic ( Hologram) là thuật ngữ dùng để chỉ một bề mặt 2D, nhưng nhờ sự kết hợp giữa các dải màu sắc mà lại mang cảm giác có chiều sâu như 3D.
Ta thường bắt gặp các ảnh này được bày bán ở các nhà sách như các ảnh nổi 3D, thước 3D tem chống hàng giả… trường hợp này thường được gọi là holographic nghĩa là ảnh 2D giả hiệu ứng 3D.
3. Minimalist
Minimalist ( Phong cách tối giản ) là xu hướng thiết kế hiện đại, tập trung vào sự đơn giản, tối giản hóa và tinh tế. Các đối tượng và hình ảnh được thiết kế với số lượng chi tiết tối thiểu và màu sắc trung tính là đặc trưng nổi bật dễ nhận diện nhất của xu hướng này.
4. Abstract
Gần đây, chúng ta đang chứng kiến các nhà thiết kế dần thử nghiệm với yếu tố hữu cơ và hình học, tập trung nhiều hơn vào việc khái quát hóa ý tưởng thay vì miêu tả chúng quá kỹ càng. Đây có vẻ là bước đánh dấu sự trở lại của xu hướng trừu tượng trong thiết kế!
Những hình dạng đơn giản như hình tròn, hình chữ nhật và đa giác giúp cải thiện tính cấu trúc và rõ ràng của thiết kế. Phong cách hình học gọn ghẽ đã tiến hóa, kết hợp với các hình dạng hữu cơ để tạo ra những tác phẩm độc đáo và thu hút.
5. Flat design
Flat Design ( phong cách thiết kế phẳng ) là phong cách thiết kế này không ứng dụng các yếu tố hiệu ứng 3D mà chỉ sử dụng các chi tiết đơn giản, được thể hiện trên một mặt phẳng cũng như chú trọng vào sự kết hợp màu sắc để tạo nên sản phẩm thiết kế hoàn chỉnh.
6. Material design
Material Design là hình thức phát triển hơn của Flat Design (thiết kế phẳng). Tuy nhiên, thay vì mang đến cảm giác ‘phẳng lì’ trên toàn bộ giao diện, Material Design là những lớp phẳng lì xếp chồng lên nhau, tạo chiều sâu, cách điệu và có chút 3D tạo cảm giác nổi lên trên giao diện.
7. Fluent Design
Phong cách thiết kế Fluent Design sử dụng các yếu tố thiết kế như ánh sáng, chuyển động, chiều sâu, vật liệu và hình dạng để tạo ra một giao diện người dùng động và thu hút.
Các đường cong và cạnh sắc được kết hợp để tạo ra các lớp và chiều sâu trong giao diện, trong khi màu sắc được sử dụng để tạo ra một sự pha trộn và nổi bật
8. Conceptual Art
Phong cách Conceptual Art tập trung vào việc sử dụng các khái niệm, ý tưởng, suy nghĩ và thông điệp để tạo ra sản phẩm thiết kế.
Phong cách này thường yêu cầu tính sáng tạo cao và thường được sử dụng để tạo ra các sản phẩm nghệ thuật có tính chất độc đáo và thu hút vì ý tưởng và thông điệp là trung tâm của phong cách này.
9. Feminine
Phong cách thiết kế Feminine (nữ tính) là một phong cách thiết kế được lấy cảm hứng từ nữ giới và các yếu tố liên quan đến chúng. Phong cách này thường sử dụng màu sắc nhẹ nhàng, các họa tiết hoa lá, các đường cong mềm mại và các chất liệu như lụa, ren, len.
Việc lựa chọn phong cách thiết kế là một yếu tố quan trọng trong quá trình tạo ra một sản phẩm hoặc trải nghiệm độc đáo.
Vì vậy trước khi bắt tay vào thiết kế bạn nên định hình phong cách, chủ đề mà sản phầm cần theo đuổi, hy vọng với những chia sẻ trên bạn sẽ giúp ích cho quá trình thiết kế của bạn thêm hiệu quả hơn!
Xem thêm: