Marketing luôn thay đổi theo hành vi người tiêu dùng và sự phát triển của công nghệ. Những chiến lược từng hiệu quả trong quá khứ có thể nhanh chóng trở nên lỗi thời nếu không được điều chỉnh phù hợp. Theo HubSpot, năm 2025 có thể chứng kiến sự suy giảm hoặc biến mất của một số xu hướng tiếp thị phổ biến. Hãy cùng tìm hiểu những chiến lược marketing nào có nguy cơ bị thay thế và đâu là hướng đi mới giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh.
CHIẾN LƯỢC MARKETING #1: MASS MARKETING – TIẾP THỊ ĐẠI CHÚNG KHÔNG CÒN HIỆU QUẢ
Vì sao tiếp thị đại chúng không còn phù hợp?
Mass marketing – chiến lược tiếp cận toàn bộ thị trường mà không phân biệt đối tượng – từng là phương pháp chủ đạo của nhiều thương hiệu. Tuy nhiên, trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng mong muốn trải nghiệm cá nhân hóa, phương pháp này dần trở nên kém hiệu quả.
Theo báo cáo State of Personalization 2024 của Twilio, 49% người tiêu dùng có xu hướng trung thành hơn với những thương hiệu cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa. Bên cạnh đó, 70% khách hàng mong muốn mọi nhân viên mà họ tương tác đều hiểu rõ lịch sử mua hàng của họ, theo Zendesk. Điều này cho thấy sự kỳ vọng vào tính cá nhân hóa không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành một tiêu chuẩn cần thiết.
Mass Marketing – Tiếp thị đại chúng không còn hiệu quả
Cá nhân hóa – Xu hướng thay thế mass marketing
Các thương hiệu hàng đầu như Spotify đã chứng minh rằng cá nhân hóa có thể mang lại giá trị to lớn. Chiến dịch Spotify Wrapped hàng năm giúp nền tảng này tăng tương tác đáng kể nhờ vào việc cung cấp nội dung tùy chỉnh cho từng người dùng.
Để thích nghi với sự thay đổi này, doanh nghiệp có thể:
- Cá nhân hóa email marketing, đề xuất sản phẩm dựa trên lịch sử mua hàng.
- Tận dụng AI và dữ liệu lớn để phân tích hành vi người tiêu dùng và điều chỉnh chiến lược tiếp thị.
- Chủ động tương tác với khách hàng, thu thập phản hồi và điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ phù hợp.
CHIẾN LƯỢC MARKETING #2: LINK BUILDING – CHUYỂN DỊCH TỪ SEO TRUYỀN THỐNG SANG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
Xây dựng liên kết không còn là trọng tâm của SEO
Trong hơn một thập kỷ, link building là yếu tố quan trọng trong SEO, giúp website có thứ hạng cao trên Google. Tuy nhiên, với sự thay đổi thuật toán tìm kiếm và cách người dùng tiếp cận thông tin, việc tập trung vào backlink không còn mang lại hiệu quả như trước.
Theo Kevin Indig từ Toast, Google ngày càng ưu tiên những thương hiệu được nhắc đến nhiều thay vì chỉ dựa vào liên kết. Thực tế, Google đang hướng đến việc đánh giá mức độ tin cậy và ảnh hưởng của một thương hiệu thông qua sự hiện diện trên nhiều nền tảng khác nhau, không chỉ trên website.
Xây dựng liên kết không còn là trọng tâm của SEO
Thay thế link building bằng xây dựng nhận diện thương hiệu
Thay vì tập trung vào số lượng backlink, doanh nghiệp cần tập trung vào:
- Tạo nội dung chất lượng để thu hút lượt chia sẻ tự nhiên.
- Xuất hiện trên các nền tảng truyền thông (báo chí, diễn đàn, mạng xã hội).
- Hợp tác với influencer, KOLs để tăng độ nhận diện thương hiệu.
- Sử dụng AI và chatbot để hỗ trợ tìm kiếm trực tuyến và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.
CHIẾN LƯỢC MARKETING #3: PODCAST MẤT DẦN SỨC HÚT VÌ TỒN TẠI NHIỀU RÀO CẢN
Podcast không còn là kênh tiếp thị tiềm năng hàng đầu
Dù podcast từng được dự báo sẽ trở thành xu hướng nội dung mới, nhưng hiện tại, chỉ 13% marketer có kế hoạch gia tăng đầu tư vào podcast. Trong khi đó, các định dạng như video ngắn, livestream và nội dung do người dùng tạo (UGC) lại được ưu tiên hơn.
Lý do chính khiến podcast không còn được ưa chuộng là:
- Khó đo lường hiệu quả và ROI, không thể theo dõi tương tác trực tiếp.
- Yêu cầu sản xuất cao, cần nhiều thời gian và nguồn lực để tạo ra nội dung chất lượng.
- Cạnh tranh khốc liệt, khiến các thương hiệu mới khó thu hút người nghe.
Podcast không còn là kênh tiép thị tiềm năng hàng đầu
Podcast vẫn có tiềm năng nếu sử dụng đúng cách
Dù không còn là xu hướng chính, podcast vẫn có thể mang lại hiệu quả nếu tập trung vào xây dựng cộng đồng và nâng cao nhận diện thương hiệu. Thay vì chỉ dùng podcast để thu hút khách hàng, doanh nghiệp có thể:
- Sử dụng podcast để cung cấp thông tin giá trị, giúp xây dựng lòng tin với khách hàng.
- Kết hợp podcast với các kênh nội dung khác, như blog hoặc video.
- Tận dụng nền tảng có sẵn, như Spotify hoặc Apple Podcasts, để tiếp cận nhiều người hơn.
CHIẾN LƯỢC MARKETING #4: MEGA-INFLUENCER MARKETING – TIẾP THỊ NGƯỜI NỔI TIẾNG KHÔNG CÒN ĐẶC BIỆT
Tại sao Mega-Influencer không còn hiệu quả?
Influencer marketing vẫn là một phần quan trọng của marketing hiện đại, nhưng cách tiếp cận với những người có sức ảnh hưởng lớn (trên 1 triệu người theo dõi) đang dần mất đi sức hút.
Một khảo sát cho thấy, 45% marketer đạt thành công lớn nhất khi hợp tác với micro-influencer, trong khi các mega-influencer lại mang lại hiệu quả thấp hơn. Nguyên nhân là do:
- Người tiêu dùng ngày càng cảnh giác hơn với quảng cáo từ người nổi tiếng, vì chúng thường mang tính thương mại cao.
- Chi phí hợp tác với mega-influencer quá lớn, nhưng mức độ tương tác lại không cao.
- Micro-influencer có kết nối cá nhân mạnh hơn, giúp tạo niềm tin với người theo dõi.
Mega-Influencer Marketing không còn hiệu quả
Chuyển hướng sang micro-influencer và nano-influencer
Để thích nghi, doanh nghiệp có thể tập trung vào:
- Hợp tác với micro-influencer (10.000 – 100.000 followers) để tăng tính chân thực.
- Khai thác nano-influencer (dưới 10.000 followers), những người có mức độ tương tác cao trong cộng đồng nhỏ.
- Xây dựng chiến lược influencer marketing dài hạn, thay vì chỉ dựa vào các chiến dịch ngắn hạn.
KẾT LUẬN
Năm 2025, cá nhân hóa, xây dựng thương hiệu và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng sẽ là những yếu tố quan trọng thay thế các chiến lược cũ như mass marketing, link building truyền thống, podcast và mega-influencer marketing. Doanh nghiệp cần nhanh chóng thích nghi, áp dụng công nghệ và tìm kiếm những phương pháp tiếp thị mới để tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn.
Trong thế giới marketing thay đổi nhanh chóng, bạn cần liên tục cập nhật xu hướng. Hãy tham gia khóa học Digital Marketing hoặc Thiết kế đồ họa tại Kstudy để trang bị những kỹ năng tiên tiến và cam kết việc làm sau khi tốt nghiệp. Đăng ký ngay để không bị bỏ lại phía sau!
Hãy tham khảo ngay các bài viết/khóa học tại Học viện Kstudy để không bỏ lỡ các thông tin cập nhật mới nhất nhé!
Xem thêm:
- 4 phương pháp quản lý tình trạng “burn-out” chốn công sở
- Tổng hợp các xu hướng truyền thông đột phá 2024